Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giữ và phát triển biển đảo, không thể bằng “tư duy thuyền thúng”

PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển v

PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN-MT) nhận định: “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” của Đảng ta, quan trọng nhất là phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta; gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển.

PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN-MT)

Ông suy nghĩ và nhìn nhận ra sao về phát triển kinh tế biển đảo nước ta trong tình hình hiện nay?

Việt Nam có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ. Tuy nhiên, số đảo con người có thể ra sinh sống, phát triển kinh tế cũng chỉ khoảng 100, nghĩa là, có tới hơn 2.900 đảo là hoang sơ.

Khi nói đến kinh tế biển đảo, nhiều người chỉ chú ý đến những đảo có người và những đảo con người có thể sống được, điều này là đúng. Tuy nhiên, không thể tư duy dưới dạng “lấy đất liền ra phát triển đảo”. Chẳng hạn, phát triển đảo Lý Sơn thì quan trọng nhất là cái gì, tiềm năng gì? Chứ hiện nay, chúng ta chỉ nghĩ rằng, phát triển Lý Sơn để lấy thương hiệu tỏi, hành…

Ra đảo làm nông nghiệp, có phải là cái hướng chính của kinh tế đảo không, hay chính thứ quan niệm “thế nào là kinh tế đảo”, chúng ta vẫn không rõ nội hàm? Nếu như vùng đảo của nước ta có hướng phát triển tốt, khả năng đầu tư cao như các nước khác thì chính hơn 2.000 hòn đảo còn lại mới là đảo quý. Bởi hiện nay, các đảo đẹp và quý trên thế giới được công nhận - về nguyên tắc thường là không có con người sống ở đó và như thế có nghĩa, kinh tế đảo gắn chặt với kinh tế bảo tồn. Nói cách khác, trục chính của kinh tế đảo là du lịch sinh thái.

Một điều chúng ta cần chú ý đó là kinh tế biển khác kinh tế đảo và bản thân kinh tế đảo khác cả về bản chất - tức là nó quý như những thỏi vàng xanh. Nếu nói về kinh tế, mỗi hòn đảo là một hòn ngọc xanh trên nền biển bạc, từ đó mình khai thác. Chúng ta không khai thác mấy nghìn hòn đảo, mà chỉ khai thác mấy chục hòn đảo và đều khai thác như kiểu đảo Phú Quốc là chia đất, chia lô. Ra đảo không phải để lấy đất như vậy.

Về an ninh chủ quyền, mỗi hòn đảo như một cột mốc chủ quyền tự nhiên. Về an ninh quốc phòng, mỗi đảo như một chiến hào. Như vậy, bên cạnh mặt kinh tế thì đảo có 3 chức năng quan trọng. Rõ ràng, phát triển kinh tế đảo, giữ được dân lại, kể cả những chỗ không có dân thì bản thân nó đã có 3 giá trị rồi, 3 giá trị này rất phù hợp với ứng xử tình hình biển Đông và vấn đề chủ quyền ở đây. Nhưng hiện nay, vấn đề này còn khá mờ… Trước kia, từ thời Pháp thuộc, mô hình kinh tế ven biển là phải có cảng. Cảng to hay nhỏ không quan trọng, quan trọng nhất là cảng đó khai thác được cái gì, hàng năm mang lại lợi nhuận bao nhiêu… Từ cảng kéo theo là đô thị, từ đô thị hóa cảng, kinh tế biển phát triển theo và giờ là khu công nghiệp. Kinh tế ven biển có ngần ấy yếu tố phối hợp với nhau thì nó mới tạo thành mô hình phát triển.

Vậy theo ông, phát triển kinh tế biển đảo nên dựa theo tiêu chí hay đặc trưng nào?

Đà Nẵng trước đây chưa phát triển, khoảng 15 năm trở lại đây, thành phố này mới thay da đổi thịt từ chính thay đổi tư duy… Thời gian tới, từ vùng ven biển đến đảo, trong quá trình hoạch định, chúng ta phải coi biển khác trên đất liền đó là mỗi hệ thống tự nhiên của nó là một hệ tài nguyên chia sẻ. Ví dụ, Vịnh Hạ Long là một hệ thống hay Vịnh Nha Trang thì không bao giờ chúng ta nói rằng hệ thống này chỉ dành cho du lịch, chỉ có giá trị cho nghề cá, mà nó là hệ thống đa dụng, đó là đặc trưng của biển. Khi quy hoạch chiến lược sắp tới, quy mô lớn Vịnh Bắc Bộ là hệ thống, dải ven biển là hệ thống, cả vùng biển miền Trung là một hệ thống, hệ thống đó, về nguyên tắc lại phân cấp thành hệ thống nhỏ. Dù là hệ thống ở cấp độ nào thì khi nhìn vào một hệ thống, chúng ta không được quên 3 thuộc tính rất đặc trưng của 1 hệ thống. Thứ nhất là tính trội: Hệ thống đó có gì trội hơn hệ thống khác, nếu không tìm ra tính trội sẽ không tìm ra lợi thế so sánh, không tìm ra lợi thế so sánh thì là hội chứng đi “bắt trước”, gọi là kinh tế coppy, sao chép. Thứ 2 (rất quan trọng) là tính đa dụng, bởi bản chất tự nhiên của nó là hệ thống đa dụng, nhưng thực tế lại “đè cổ” nó chỉ cho 1 ngành khai thác, khi ngành đó suy yếu, năng suất thấp muốn chuyển sang ngành khác lại không có tiềm năng. Vậy ngay từ đầu nhìn hệ thống đó toàn diện thì hãy “sờ” vào nó, khai thác nó, sử dụng nó. Thứ ba là tính liên kết, một hệ thống dù đa dụng đến đâu nó vẫn là một hệ thống, một hệ thống nhỏ nằm trong một hệ thống lớn, sau đó lại liên kết với các hệ thống nhỏ lân cận. Vì thế, trong hoạch định, nếu 3 thuộc tính đó mà không tính toán được thì sẽ không thể ra được chiến lược phát triển, kể cả các khu kinh tế, chẳng hạnh như Khu kinh tế Dung Quất phát triển hay Hải Phòng phát triển… tạo thành mối liên kết như nào nếu không nó sẽ chỉ như một ốc đảo cô lập.

Để phát triển kinh tế biển đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, Việt Nam cần phải thực hiện những gì?

Từ những vấn đề tư duy lý luận, Đảng và Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học cần có sự thay đổi về mặt kỹ thuật. Tương lai gần, nền kinh tế sẽ phải chuyển sang nền kinh tế xanh (ít nhất chưa chuyển được thì phải hướng tới). Khi ấy, phát triển ngành nghề mới sẽ tạo ra công ăn việc làm mới cho kinh tế biển, tạo công việc mới sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, người dân ấm bụng mới thay đổi hành vi, có thay đổi hành vi mới thật sự thay đổi nhận thức. Từ đó, người dân sẽ sẵn sàng và tiềm năng được phục hồi thì đầu tư mới hiệu quả.

Những giải pháp quan trọng nhất là về cơ chế - chính sách, tức là tăng cường tạo ra những cái lợi thế động. Trong đó, độ mở về thể chế đối với kinh tế biển chính là phải thay đổi ngay lập tức. Thứ nữa, cần tăng cường đòi hỏi tiêu chuẩn công nghệ lên cao, chứ không thể ra biển mãi bằng thuyền thúng.

Về mặt vi mô, dứt khoát phải sử dụng hợp lý hơn, hiệu quả hơn vùng ven biển, đây là bàn đạp, là vùng kinh tế động lực, nếu làm tốt nó sẽ tác động vào nội địa, đồng thời kết nối không gian biển, không gian đại dương bên ngoài.

Cần chú trọng tổ chức lại đội hình ra biển ở tất cả các ngành. Hiện nay, chỉ mới có ngành dầu khí đã mang dáng dấp của nền kinh tế hiện đại, còn lại tất cả các ngành kinh tế khác của biển, kể cả hàng hải vẫn giống như… cảng sập sệ...

Cũng cần nhận thức lại đội hình ra biển, ra biển không theo dòng tộc. Ngư dân ra biển thực hiện “4 chữ” liên: Liên kết nhau ra biển để có tổ chức từ đất liền; liên hoàn khi hoạt động trên biển để hỗ trợ nhau ứng cứu khi có thiên tai, nhân tai; liên tục thông tin với nhau để giữ liên lạc; liên tục bám biển, nếu ngư dân không bám biển thì lấy đâu lực lượng nào để mà làm kinh tế biển, lực lượng nào để thực hiện hiện diện dân sự về chủ quyền dân sự trên biển, lực lượng nào có thể để lúc cần sẽ làm nòng cốt trong việc chiến tranh nhân dân giữ biển… Nếu làm được “4 cái liên” đó thì làm được rất nhiều thứ. Để làm được tốt, đầu tiên, cơ chế - chính sách độ mở phải tốt hơn; thứ hai là đưa tiêu chuẩn công nghệ vào kinh tế biển, khoa học - công nghệ cũng phải tập trung vào.

Về quản lý biển của chúng ta vẫn còn lúng túng. Tổng cục Hàng hải biển thành lập năm 2008 - được Chính phủ giao chức năng quản lý tổng hợp thống nhất về biển đảo, nhưng nội hàm được triển khai thực tiễn như thế nào trong khi vẫn có tới 15 bộ, ngành quản lý nhà nước về biển trong phạm vi thẩm quyền của mình. Vậy quản lý hiệu quả như thế nào, khi vẫn lúng túng từ vấn đề lý luận, từ cách tiếp cận cho đến triển khai?...

Trân trọng cảm ơn Phó giáo sư!

Hoan Nguyễn (Thực hiện)

Tin mới

Tăng 2,5 lần ca mắc tay chân miệng so với cùng kỳ năm 2023
Tăng 2,5 lần ca mắc tay chân miệng so với cùng kỳ năm 2023

Theo thống kê, tính đến nay cả nước ghi nhận hơn 13.000 ca mắc tay chân miệng, hiện chưa có trường hợp nào tử vong.

Giá xăng có thể giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai
Giá xăng có thể giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai

Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (25/4) được dự báo giảm theo giá thế giới. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể giảm từ 270-300 đồng/lít. Theo đó, giá xăng RON 95 có thể mất mốc 25.000 đồng/lít.

Long An kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các dự án chậm tiến độ
Long An kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các dự án chậm tiến độ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An đã có thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Tỷ giá trên thị trường tự do có phiên giảm mạnh thứ hai liên tiếp sau chuỗi tăng dài từ đầu tháng Tư
Tỷ giá trên thị trường tự do có phiên giảm mạnh thứ hai liên tiếp sau chuỗi tăng dài từ đầu tháng Tư

Phiên 24/4, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.274 VND/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với phiên hôm qua (23/4).

Techcombank Rewards: "Bật" là tặng
Techcombank Rewards: "Bật" là tặng

Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố ra mắt chương trình tri ân tích điểm Techcombank Rewards với chủ đề “Gắn kết thêm giá trị, trải nghiệm thêm rực màu” dành tặng khách hàng trên ứng dụng ngân hàng điện tử. Theo đó, với mỗi giao dịch chi tiêu thẻ, hay chuyển khoản, giao dịch điện tử trên ngân hàng số Techcombank Mobile, khách hàng thân thiết sẽ được tích lũy điểm thưởng để quy đổi ưu đãi hấp dẫn tại hơn 200 đối tác, với hơn 300 thương hiệu tại hơn 9.000 địa điểm trên toàn Việt

Cảnh báo lừa đảo mạo danh VinaCapital Foundation và chương trình Nhịp tim Việt Nam
Cảnh báo lừa đảo mạo danh VinaCapital Foundation và chương trình Nhịp tim Việt Nam

Lợi dụng lòng trắc ẩn và hảo tâm của cộng đồng, hiện tại có một số đối tượng giả mạo đã sử dụng logo và tên đăng ký bảo hộ của VinaCapital Foundation (VCF) và chương trình Nhịp tim Việt Nam để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.