Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet)

Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ sẽ tổ chức bán hàng phục vụ Tết tại 28 trung tâm thương mại, 142 siêu thị, 455 chợ và 11.382 trang thông tin điện tử, sàn thương mại điện tử và hàng nghìn cửa hàng tiện lợi, chuỗi kinh doanh mặt hàng nông sản thực phẩm.

Thông thường, khoảng 2-3 tuần trước Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bắt đầu đưa các chuyến hàng Việt về khu vực nông thôn. Đối với vùng sâu, vùng xa và khu công nghiệp, các chuyến hàng thường tổ chức sát với ngày người lao động bắt đầu nghỉ Tết và kéo dài khoảng 4-5 ngày. Dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, có khoảng 250 chuyến bán hàng lưu động, hội chợ, phiên chợ Việt được các doanh nghiệp tổ chức tại ngoại thành và các khu công nghiệp.

Để tăng hiệu quả của chương trình đưa hàng Việt Nam về nông thôn, các khu công nghiệp, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, bên cạnh các chuyến hàng lưu động, doanh nghiệp rất cần được tạo điều kiện, hỗ trợ về cơ chế, chính sách để phát triển điểm bán cố định tại địa phương. Bên cạnh đó, không thể thiếu sự liên kết hiệu quả giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, giúp các doanh nghiệp khai thác nguồn hàng đa dạng, với chất lượng và giá cả hợp lý từ các địa phương để đưa về tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.

Việc đưa hàng Tết về khu vực ngoại thành đã, đang góp phần giúp người dân khu vực xa trung tâm có cơ hội tiếp cận nguồn hàng chất lượng, an toàn với mức giá phù hợp. Ðồng thời, từng bước gắn kết người tiêu dùng với các doanh nghiệp trong nước, thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hà Trần