Cụ thể, tại thành phố Hải Dương lập 8 chốt tại các cửa ngõ từ quốc lộ 5 vào thành phố; giao với quốc lộ 37; giao với đường tỉnh 390 đi huyện Thanh Hà, Nam Sách. Thành phố Chí Linh lập 3 chốt trên tuyến quốc lộ 18 tại điểm giao với tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Quảng Ninh.
Thị xã Kinh Môn lập 1 chốt giáp với tỉnh Quảng Ninh. Huyện Kim Thành lập 4 chốt giáp với thành phố Hải Phòng tại quốc lộ 37 và tại quốc lộ 5 giao thị xã Kinh Môn; giao đường tỉnh 389 đi cầu Mây; giao quốc lộ 17B đi thị trấn Phú Thái.
Huyện Cẩm Giàng lập 4 chốt tại quốc lộ 38 địa bàn xã Cẩm Hưng; xã Ngọc Liên đi Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; đường tỉnh 394 đi thị trần Lai Cách chiều Hà Nội-Hải Phòng và chốt trên tuyến ngược lại theo chiều Hải Phòng – Hà Nội.
Huyện Bình Giang lập 3 chốt từ quốc lộ 5 giao quốc lộ 38 thuộc địa bàn xã Vĩnh Hưng chiều Hà Nội – Hải Phòng và chốt theo chiều ngược lại Hải Phòng – Hà Nội; chốt trên quốc lộ 38 giáp tỉnh Hưng Yên.
Huyện Gia Lộc lập chốt ở lối vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Huyện Thanh Miện lập chốt ở quốc lộ 38B thuộc địa bàn xã Cao Thắng giáp tỉnh Hưng Yên.
Huyện Tứ Kỳ lập chốt tại quốc lộ 10 thuộc xã Nguyên Giáp giáp thành phố Hải Phòng và huyện Ninh Giang lập chốt tại quốc lộ 37 thuộc thị trấn Ninh Giang giáp thành phố Hải Phòng.
Các chốt liên ngành gồm các lực lượng công an, quân sự, y tế, giao thông vận tải và các đoàn thể có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra, vào địa bàn; yêu cầu người, phương tiện vào địa bàn tỉnh phải khai báo y tế, phun khử khuẩn theo quy định; kiên quyết không để người và phương tiện đến từ các tâm dịch ở địa phương khác vào địa bàn tỉnh. Các chốt được bố trí máy đo thân nhiệt, bình phun khử khuẩn, dung dịch sát khuẩn… theo quy định. Các lực lượng làm việc tại chốt khi hết ca trực sẽ ăn, nghỉ, sinh hoạt tập trung tại các khu cách ly để phòng, chống lây nhiễm theo quy định.
Bùi Tú