Forever 21 từng là một hãng thời trang bình dân được đông đảo người trẻ trên thế giới yêu thích. Nhưng mới đây hãng đã trình đơn bảo hộ phá sản bởi sau quãng thời gian chật vật tìm giải pháp tái cơ cấu nợ nhưng không thành.
F21 đang có nguy cơ đứng trước bờ vực phá sản
Forever 21 được thành lâp vào năm 1984 dưới sự sáng lập của vợ chồng người gốc Hàn là ông Do Won Chang và bà Jin Sook Chang. Sản phẩm của hãng thời trang này nhắm đến những người trẻ mang phong cách đầy năng lượng và ngọt ngào. Tuy nhiên những năm gần đây, các cửa hàng tại nhiều nơi trên thế giới lần lượt đóng cửa như một phản ứng dây chuyền. Cụ thể, năm 2016, Forever 21 "nói tạm biệt" với thị trường Bỉ. Hai năm sau hãng này bắt đầu đóng cửa nhiều cửa hàng bản lẻ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Ngay cả cửa hàng hàng đầu ở Nhật cũng không thoát khỏi số phận. Hiện tại, hãng còn lại hơn 800 cửa hàng trên toàn thế giới.
Một phần nguyên nhân của câu chuyện này là do doanh số của hãng chỉ tập trung vào những cửa hàng ở các trung tâm mua sắm, tuy nhiên con số tại đây đang giảm dần. Thêm vào đó hãng phải chi quá nhiều tiền để duy trì thuê những cửa hàng bản lẻ trên thế giới nhưng doanh thu lại không mấy khả quan.
Hiện tại, vẫn chưa thể xác định một cách rõ ràng rằng liệu công ty này có bắt đầu gia tăng khoản vay của con nợ sở hữu tài sản (DIP) để chi trả trong trường hợp phá sản hay không. Hơn nữa, vẫn có khả năng công ty này sẽ không đệ đơn. Trước đó, Bloomberg đưa tin về việc có thể họ sẽ đệ đơn phá sản.
Nhưng cũng có thể vì sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, lựa chọn kênh mua hàng của người tiêu dùng vô cùng đa dạng. Nếu các thương hiệu thời trang “mỳ ăn liền” không định vị được mình trên thị trường sẽ dẫn đến việc thương hiệu sẽ bị đảo thải. Do vậy phải luôn làm mới những chiến lược phát triển và đây sẽ là trọng tâm của các hãng thời trang trong tương lai.
Nếu trường hợp phá sản xảy ra, số lượng cửa hàng của Forever 21 có thể sẽ giảm đi. Tuy nhiên, tình trạng đóng cửa hàng sẽ gây áp lực lên các ông chủ của trung tâm thương mại.
Trang Nguyễn