Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng Việt “thất thế” trên sân nhà

Trong khi hàng hóa các nước tràn vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt dường như vẫn còn thờ ơ với thị trường này. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đứng đầu thế giới nhưng bán trong nước lại rất chật vật.

Hàng Việt “thất thế” trên sân nhà - Hình 1

 Ảnh minh hoạ

Theo thông tin của Bộ Công thương, Cá tra Việt Nam đã có mặt tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Năm 2018, dự kiến thu trên 2 tỉ USD giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này nhiều người Việt vẫn chưa mặn mà dùng cá tra. Thực tế, hiện nay các công ty thủy sản chỉ quan tâm xuất khẩu cá tra chứ ít ai ngó ngàng thị trường nội địa. Bằng chứng là hơn 95% sản phẩm từ cá tra dùng cho xuất khẩu vì bán được lượng lớn, đem tiền về liền. Hiện sản phẩm giá trị gia tăng của cá tra có hơn 50 mặt hàng chủ yếu xuất khẩu, còn nội địa chỉ có 6-7 mặt hàng.

Không riêng gì mặt hàng cá tra, nhiều mặt hàng khác như dệt may, da giày, gạo… cũng trong tình trạng tương tự. Cụ thể, với mặt hàng dệt may, hiện chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp trong ngành phục vụ thị trường nội địa trong khi nhu cầu tiêu dùng lên đến 2,5 tỷ USD/năm. Với ngành da giày, Việt Nam đang trong top 5 nước sản xuất giày, dép lớn nhất thế giới về số lượng nhưng 60% thị phần giày, dép nội địa lại nằm trong tay các sản phẩm nhập ngoại.

Hạt điều xuất khẩu của Việt Nam cũng đã có mặt ở hơn 40 quốc gia trên thế giới nhưng ngay thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân lại chưa có chỗ đứng. Nguyên nhân chính được các doanh nghiệp thừa nhận là do sản phẩm hàng hóa chế biến từ hạt điều còn đơn điệu như điều rang muối, bánh có nhân điều. Trong khi đó giá bán cao nên chưa hấp dẫn người tiêu dùng.

Trên thực tế, gạo là mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam và đứng đầu thế giới nhưng nhiều DN bán lẻ lại chuyển hướng mua gạo Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản về bán tại thị trường trong nước. Ngay cả mặt hàng trái cây, mặc dù có nhiều loại trong nước trồng được với sản lượng lớn nhưng nhiều DN vẫn nhập khẩu hàng ngoại với giá cao như: Dâu tây Nhật Bản, Hàn Quốc với giá 580.000 - 780.000 đồng/kg; cam, quýt Australia từ 145.000 - 180.000 đồng/kg; mận Mỹ 400.000 đồng/kg; na Đài Loan 419.000 đồng/kg... Điều đáng nói, mặc dù các loại trái cây ngoại nhập giá cao gấp nhiều lần so với sản phẩm cùng loại của nước ta nhưng vẫn được nhiều người tiêu dùng tìm mua, trong khi một số loại trái cây trong nước bán rất rẻ như thanh long, cam sành...

Trong khi hàng hóa các nước tràn vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt dường như vẫn còn thờ ơ với thị trường này. Các doanh nghiệp lớn thì quá chú trọng xuất khẩu hàng hóa mà bỏ quên thị trường nội địa giàu tiềm năng, còn các doanh nghiệp nhỏ thì làm ăn kiểu “chộp giật” đánh mất dần thương hiệu, lòng tin của người tiêu dùng trong nước.

Thực tế, việc doanh nghiệp tìm đường vươn ra biển lớn là điều đáng khích lệ. Song nếu chỉ mải ra biển mà quên thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, doanh nghiệp nước ngoài sẽ làm điều này. Như người Thái đang làm rất tốt việc thâm nhập thị trường Việt Nam. Việc làm tốt thị trường trong nước còn giúp doanh nghiệp xây dựng nền móng vững chắc về thương hiệu, tài chính trước khi chinh phục thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, chính các FTA Việt Nam đã và sẽ ký kết cũng đang làm cho thị trường trong nước hấp dẫn hơn với doanh nghiệp. Bởi nhờ cam kết trong các FTA, điều kiện kinh doanh cũng dễ chịu hơn, các cải cách của Chính phủ cũng mạnh mẽ hơn, doanh nghiệp được đảm bảo quyền bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực… tất cả tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi ngay trên sân nhà.

Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Dự báo thời tiết ngày 19/4: Miền Bắc nắng nóng mở rộng
Dự báo thời tiết ngày 19/4: Miền Bắc nắng nóng mở rộng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 19/4, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên và Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ.

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại khu vực miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại khu vực miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 19/4, giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại khu vực miền Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 19/4: Tăng 1.000 - 2.500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 19/4: Tăng 1.000 - 2.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4, giá tiêu tiếp tục tăng 1.000 - 2.500 đồng/kg. Hiện giá tiêu đang quanh mốc 95.000 đồng/kg.

Quyền con người trong các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Quyền con người trong các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về các quyền con người được nêu ra trong cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Giá vàng hôm nay 19/4: Cao nhất 84 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 19/4: Cao nhất 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 19/4, giá vàng trong nước vẫn ở mức cao, dao động quanh mốc 84 triệu đồng/lượng. vàng thế giới bất ngờ tăng vọt trở lại.

Tỷ giá USD hôm nay 19/4: Tăng sau một loạt dữ liệu kinh tế
Tỷ giá USD hôm nay 19/4: Tăng sau một loạt dữ liệu kinh tế

Tỷ giá USD hôm nay 19/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, ở mức 24.231 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,21%, đạt mốc 106,16.