Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hiến kế cho nông sản!

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của UBTVQH đối với Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh chiều 19/3, vấn đề giải cứu nông sản được bộ trưởng 3 bộ KH&CN, Công thương, NN&PTNT giải đáp với những giải pháp khá tổng thể, đi từ sản xuất đến tiêu thụ.

 Hiến kế cho nông sản! - Hình 1

Phát biểu tại phiên chất vấn, đại biểu Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu rõ: Thời gian qua, vấn đề lớn đặt ra trong sản xuất nông nghiệp là tình trạng giải cứu nông sản. Trước đây, có giải cứu dưa hấu, đường, hành tỏi và mới đây là su hào, củ cải… 

“Thực trạng giải cứu này đã diễn ra nhiều năm. Đề nghị 3 Bộ KH&CN, Công thương, NN&PTNT cho biết đâu là giải pháp dưới góc độ KH&CN để khắc phục tình trạng giải cứu nông sản”, bà Nga nói.

Trả lời về chất vấn này, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, trước đây chỉ có một chương trình quốc gia có nêu nhiệm vụ nghiên cứu giải cứu nông sản. Nhận thức chế biến nông sản là khâu quan trọng, thời gian qua, không chỉ trong chương trình quốc gia, Bộ KH&CN đã đặt hàng một số DN, hỗ trợ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ được nêu rõ trong Nghị định thư với các nước để chuyển giao công nghệ chế biến…

“Các giải pháp đặt ra khá đồng bộ. Tuy nhiên, hậu chế biến được đặt ra như thế nào? Chúng tôi xác định mấu chốt là thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.


Xung quanh vấn đề giải cứu nông sản, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, hiện nay, sức sản xuất của tất cả ngành hàng nông sản rất lớn. Hai khâu yếu hơn cả, được xác định là chế biến và tổ chức thị trường. Bộ NN&PTNT đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó đi sâu vào 2 mảng nêu trên. Lấy ví dụ điển hình ngành rau quả, theo Bộ trưởng Cường, trong năm nay, có 8 nhà máy chế biến rau quả được khởi công, khánh thành.

Ngày 4/4 tới, nhà máy chế biến đầu tiên được khành thành tại Long An với quy mô 20 - 25 loại sản phẩm. Tiếp đến là các nhà máy chế biến tại Tây Ninh, Đồng Tháp, Gia Lai… “Từng nhóm ngành hàng phải xác định rõ đâu là điểm yếu nhất để tập trung giải quyết. Với nền sản xuất 8,6 triệu hộ dân như hiện nay, 1 năm không thể làm hết các ngành hàng. Tuy nhiên, lộ trình là phải đi đúng hướng, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”, Bộ trưởng Cường nhìn nhận.

Góp thêm quan điểm vào câu chuyện giải cứu nông sản, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, tổ chức tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hội nhập. Ngành nông nghiệp cần tổ chức tái cơ cấu lại, trên cơ sở xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu, chứ không thể đơn lẻ. Nông nghiệp Việt Nam có năng lực sản xuất lớn, cơ hội tiếp cận thị trường lớn khi Việt Nam đã ký kết 12 hiệp định thương mại tự do.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hàng nông sản Việt có thể tiếp cận được thị trường, vì các vấn đề như rào cản kỹ thuật dựng lên. Khi đó, công nghệ đóng vai trò then chốt trong giải quyết vướng mắc.

“Sự phối hợp giữa 3 bộ KH&CN, NN&PTNT và Công thương phải bắt đầu trong cả xây dựng mô hình chuỗi, đi từ mô hình tổ chức sản xuất đến thị trường, mở cửa thị trường, làm sao để hàng hóa đáp ứng được yêu cầu, vượt qua hàng rào kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm… Trong vấn đề này, DN đóng vai trò then chốt. Ba bộ phải đưa ra khung chính sách làm sao để DN sử dụng được công nghệ và áp dụng KH&CN trong sản xuất, giúp người nông dân tham gia được vào các chuỗi giá trị”, Bộ trưởng Tuấn Anh nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong chuyến thăm Australia và New Zealand mới đây, Bộ trưởng đã chứng kiến nhiều mô hình sản xuất, đang bàn để phối hợp 3 bộ xây dựng chuỗi sản xuất theo mô hình sản xuất hữu cơ, sạch, có sự tham gia đầu mối của DN.


Liên quan tới vấn đề này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm: Vấn đề giải cứu nông sản đã thành lệ - gây khó khăn cho bà con nông dân nhiều năm qua. Tôi từng hỏi nhiều hộ nông dân của các xã, huyện xung quanh Hà Nội và nhận được câu trả lời, chưa bao giờ có bất kỳ cán bộ xã, huyện, tỉnh nào đến nói với nông dân trồng cái gì và không nên trồng cái gì. Tôi mong muốn, Chính phủ có quyết tâm giúp bà con nông dân giải quyết vấn đề này.

Việt Anh

Tin mới

Lọc hóa dầu Bình Sơn chốt ngày tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024
Lọc hóa dầu Bình Sơn chốt ngày tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024

Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR, mã chứng khoán: BSR) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 vào ngày 23/5 tại TP. Hồ Chí Minh.

Giá vàng hôm nay 24/4: Vàng trong nước biến động trái chiều
Giá vàng hôm nay 24/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Giá vàng hôm nay 24/4, giá vàng trong nước biến động trái chiều, về mốc 83,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tiếp đà giảm nhẹ.

Việt Nam là nhà cung ứng nhiều mặt hàng thực phẩm quan trọng
Việt Nam là nhà cung ứng nhiều mặt hàng thực phẩm quan trọng

Việt Nam có 5 doanh nghiệp tham gia triển lãm thương mại thực phẩm và đồ uống (FHA-F&B), thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan ngay sau lễ cắt băng khai trương khu gian hàng.

Phú Yên tạm giữ 156 bình ắc quy và 54 xe điện vận chuyển trái phép
Phú Yên tạm giữ 156 bình ắc quy và 54 xe điện vận chuyển trái phép

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện, xử lý một vụ vận chuyển trái phép xe điện hai bánh. Theo đó, 54 chiếc xe điện 2 bánh và 156 bình ắc quy các loại đã bị tạm giữ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/4: Trượt khỏi mốc 106
Tỷ giá USD hôm nay 24/4: Trượt khỏi mốc 106

Rạng sáng 24/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 3 đồng, hiện ở mức 24.275 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,39%, xuống mốc 105,69.

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Đảo chiều tăng tốc
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Đảo chiều tăng tốc

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.