Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Quy định trên có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau:

Cách 1: Người lao động có 12 ngày phép năm, nếu gộp 3 năm thì người lao động sẽ nghỉ 1 lần 36 ngày phép năm (chỉ được nghỉ gộp, không được nghỉ riêng lẻ, trường hợp nghỉ riêng lẻ thì được xem là nghỉ không hưởng lương)

Cách 2: Người lao động có 12 ngày phép năm, tùy doanh nghiệp sẽ quy định chỉ được nghỉ gộp trong 2 năm hoặc 3 năm, tuy nhiên có thể vận dụng như năm 2023 có 12 ngày phép năm, người lao động đã nghỉ 6 ngày, còn lại 6 ngày chuyển sang nghỉ phép năm 2024, như vậy năm 2024 người lao động có tổng cộng 18 ngày phép năm, và người lao động phải sử dụng hết 18 ngày phép năm đó, không được chuyển sang nghỉ gộp cho năm 2025 (18 ngày này người lao động được nghỉ nhiều lần/năm theo thỏa thuận)

Cách 3: Người lao động có 12 ngày phép năm, trong năm 2023 đã nghỉ 6 ngày, còn 6 ngày chuyển sang năm 2024, tuy nhiên 6 ngày này chỉ được sử dụng 1 lần cho năm 2024 (nếu lần nghỉ đó chỉ nghỉ 4 ngày thì 2 ngày còn lại tự bị hủy), trong năm 2024 người lao động nếu nghỉ lần tiếp theo thì sử dụng 12 ngày phép năm chính thức của năm 2024.

Cách 4: Người lao động có 12 ngày phép năm, 3 năm có 36 ngày phép năm, thì người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận việc nghỉ 36 ngày phép năm bất kỳ thời điểm nào.

Bà Võ Thị Thu Lan (TPHCM) đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp thực hiện đúng quy định, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người lao động.

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Nội dung câu hỏi của bà Võ Thị Thu Lan chưa nêu rõ nội dung vướng mắc nên chưa có căn cứ để trả lời bà.

Tuy nhiên, tại Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Tại Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động quy định: Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động có thể thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động để bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn.

Theo Chinhphu.vn