Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đi ngang. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 643 USD/tấn; giá gạo loại 25% tấm dao động ổn định quanh mức 628 USD/tấn.
Trái ngược với giá gạo Việt Nam, giá gạo Thái Lan và Pakistan đồng loạt giảm từ 3 – 10 USD/tấn. Theo đó, gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 566 USD/tấn, giảm 3 USD/tấn, gạo 5% tấm của Pakistan ở mức 553 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết, hiện Thái Lan đang vào thu hoạch nên giá gạo các loại giảm...
Thị trường trong nước, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang ngày 27/10, lúa IR 504 dao động quanh mốc 8.600 – 8.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 100 đồng/kg lên mức 8.700 – 8.900 đồng/kg; Đài thơm 8 ở mức 8.900 – 9.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; Om 18 tăng 200 đồng/kg lên mức 8.700 – 8.800 đồng/kg.
Với các loại lúa còn lại, giá duy trì ổn định. Cụ thể, lúa Nàng Hoa 9 duy trì ở mức 8.800- 9.000 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 15.000 đồng/kg; lúa Nhật ổn định 7.800 - 8.000 đồng/kg. Với mặt hàng nếp, nếp Long An (khô) ở mức 9.500 - 9.600 đồng/kg; nếp An Giang (khô) ở mức 9.600 - 9.800 đồng/kg.
Trên thị trường gạo hôm nay giá gạo cũng có xu hướng tăng với mức tăng từ 100 – 300 đồng/kg. Theo đó, tại Đồng Tháp giá gạo nguyên liệu OM 5451 ở mức 13.200 - 13.350 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mức 12.900 – 13.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo OM 380 dao động 12.850 - 12.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 tăng 150 đồng/kg lên mức 13.450 – 13.550 đồng/kg. Gạo thành phẩm IR 504 ở mức 15.100 – 15.200 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg.
Trong khi đó, tại kênh gạo chợ, giá gạo tăng 50 – 300 đồng/kg. Theo đó, tại Tiền Giang, giá gạo nguyên liệu Đài thơm 8, OM 18 tăng 100 đồng/kg lên mức 13.700 – 13.900 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 tăng 100 đồng/kg lên mức 13.400 – 13.600 đồng/kg; gạo IR 504 ở mức 13.050 – 13.150 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo OM 380 duy trì quanh mốc 12.950 – 13.050 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg. Riêng gạo nguyên liệu ST 21, ST 24 tăng lần lượt 200 – 300 đồng/kg lên mức 14.200 – 14.300 đồng/kg; gạo ST 24 ở mức 14.700 – 14.800 đồng/kg.
Tương tự giá phụ phẩm cũng tăng mạnh, hiện giá tấm IR 504 ở mức 12.900 – 13.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; giá cám khô duy trì ổn định ở mức 7.400 - 7.550 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo Nàng hoa 9 ở mức 19.500 đồng/kg. Trong khi đó, gạo nàng Nhen đi ngang và dao động quanh mức 26.000 đồng/kg; gạo Jasmine ổn định ở 16.000 - 18.500 đồng/kg; gạo tẻ thường ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.
Nhìn chung hôm nay giá gạo nguyên liệu tiếp tục tăng, các kho hỏi mua đều, song giao dịch chốt ít. Trong tháng 10. Giá gạo trong nước tăng mạnh nhờ nhu cầu mua hàng của các kho tăng cao trong khi nguồn cung giảm.
Ghi nhận tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, nông dân tiếp tục chào giá lúa ở mức cao. Nhu cầu hỏi mua của thương lái ở mức cao, tuy nhiên giao dịch chốt cầm chừng do lo ngại rủi ro.
Minh An (T/h)