Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hưng Yên: “Lùm xùm” chuyện giải phóng mặt bằng

Xung quanh việc GPMB Dự án nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Pháp Vân - Cầu Giẽ (đoạn qua TP. Hưng Yên),

THCL Xung quanh việc GPMB Dự án nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Pháp Vân - Cầu Giẽ (đoạn qua TP. Hưng Yên), nhiều người dân thuộc diện phải di dời đã tỏ ra vô cùng bức xúc, bởi theo họ: Thiếu tính minh bạch, mập mờ về thông tin, đền bù mức giá thấp…

Ông  Bùi Văn Uớc bức xúc về việc giá bồi thường và nhiều cây ăn quả chính không được hỗ trợ

Người dân rất cần thông tin minh bạch

Liên tiếp trong mấy tháng qua, nhiều hộ dân sinh sống tại 3 xã Tân Hưng, Phương Chiểu và Hồng Nam (TP. Hưng Yên, Hưng Yên) cùng lên tiếng phản ánh về việc GPMB thiếu minh bạch, giá cả đền bù đất chưa thỏa đáng. Các hộ dân đề nghị cơ quan chức năng sớm công bố giá đất tái định cư, cũng như lộ trình bàn giao đất tái định cư để họ sớm ổn định cuộc sống sau khi giao mặt bằng cho dự án.

Ông Bùi Văn Ước bức xúc: “Năm 1995, gia đình tôi có thầu khoán của UBND xã Tân Hưng một mảnh đất đầm, diện tích 2.700 m2 và đã trả tiền một lần cho cả thời gian thuê 50 năm. Do vậy, gia đình tôi đã đầu tư nhiều tiền vượt lập đất từ ngoài và cao thêm 2,5 m (ước tính khoảng 10.000 m2 với giá 10.000 đồng/m2 tính theo giá tại thời điểm đó), nhằm phát triển kinh tế theo đúng chủ trương khi nhận đấu giao khoán mảnh đất này. Hiện tại, mảnh đất đó được gia đình tôi sử dụng trồng nhãn và các cây ăn quả khác, cho thu nhập hàng năm khoảng 300 triệu đồng.

Nhưng nay, dự án xây dựng cầu Hưng – Hà đi qua chỉ có hỗ trợ 52.000 đồng/m2, cây cối trên đất chỉ 50%, nhiều cây đang cho thu hoạch (cau, nhãn, ổi…) được cho vào diện trồng vượt mật độ không được bồi thường, còn đối với nhà ở chỉ bồi thường 30% giá trị hiện có. Với việc áp mức giá đền bù này, gia đình tôi sẽ sống như thế nào khi công ăn việc làm không có, nguồn thu nhập bị mất? Người dân chúng tôi luôn chấp hành chủ chương của Nhà nước, nay chỉ mong các cấp chính quyền hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống, đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu”.

“Được biết, tại Thông báo 1412/TB-UBND ngày 5/8/2016 “Kết luận của Phó chủ tịch UBND TP. Hưng Yên về buổi đối thoại ngày 4/8” có nêu: “Diện tích đất các hộ gia đình nhận thầu là đất “đầm” (loại đất được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản) và các hộ gia đình phải sử dụng đúng mục đích được giao. Mặt khác, đến thời điểm này, xác định diện tích các hộ gia đình nhận bàn giao thầu chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Việc các hộ dân vượt lập để trồng cây là tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất”.

Tuy nhiên, trước kết luận của buổi đối thoại (4/8), nhiều gia đình không đồng ý và cho rằng: “Tại biên bản giao khoán có ghi rõ: “Được sự đồng ý của UBND huyện Phù Tiên (Hải Hưng), thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Đảng ủy, HĐND, UBND về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mục đích tăng hiệu quả sử dụng đất; thời gian sử dụng đất là 50 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; được hạch toán kinh tế độc lập theo cách riêng của mình; được Nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng khi bị người khác xâm phạm; được quyền thừa kế thế chấp theo chính sách của Nhà nước và nộp thuế theo quy định của pháp luật…”.

Thế nhưng, trong Thông báo 1412/TB-UBND TP. Hưng Yên ngày 5/8 lại cho rằng, các hộ gia đình tự ý chuyển đổi, không xin phép các cấp thẩm quyền, tự ý vượt lập, vì vậy áp giá bồi thường bị sai lệch”, ông Ước nêu.

Liên quan tới việc hỗ trợ, bồi thường, ông Nguyễn Văn Việt cho hay: “Gia đình chúng tôi thầu đất để làm kinh tế VAC - đã được chính quyền các cấp cho phép. Khi đó, tôi trồng cây không có một ban, ngành, cơ quan nào hướng dẫn phổ biến về mật độ cây. Nhưng đến nay, gia đình tôi có đất nằm trong dự án cầu chạy qua, thuộc diện thu hồi, UBND TP. Hưng Yên lại áp giá đền bù cây cối theo mật độ cây trồng là không hợp lý.

Trong khi đó, gia đình tôi thuộc hộ làm kinh tế VAC có hiệu quả và các cấp, các ngành tuyên dương gương điển hình: Năm 2003 và 2008, đươc UBND tỉnh Hưng Yên tặng bằng khen và Hội Nông dân tỉnh tặng kỷ niệm chương. Nhưng đến nay, việc đền bù lại tính theo mật độ cây, cách tính như thế, gia đình tôi và nhiều hộ dân khác chịu thiệt thòi rất lớn. Cụ thể, hàng năm, những cây cho thu hoạch chính lại nằm ngoài mật độ cho phép không được đền bù?”.

Sẽ có chính sách phù hợp, đảm bảo lợi ích người dân?

Theo tìm hiểu của PV, Dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 853/QĐ-BGTVT ngày 25/3/2014 là một trong những dự án quan trọng trong việc kết nối hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam. Theo thiết kế, cầu Hưng Hà có tổng chiều dài 7,31 km. Điểm đầu (phía Hưng Yên) thuộc xã Phương Chiểu, huyện Tiên Lữ) giao cắt với QL39 (Km38+732-QL39) và điểm cuối tuyến (phía Hà Nam) tại xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân.

Dự án do Bộ Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư; đơn vị quản lý là BQL Dự án 1; nhà thầu thi công do Hyundai Development Company (Hàn Quốc) thực hiện. Thời gian thực hiện hợp đồng của dự án, dự kiến 36 tháng; tổng mức đầu tư hơn 2.871 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp từ vốn vay Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế EDCF và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Là một trong những dự án giao thông trọng điểm của quốc gia, dự án tuyến đường bộ kết nối đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhận được sự ủng hộ của người dân địa phương 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam. Tuy nhiên, quá trình triển khai GPMB lại khiến hàng trăm hộ dân tại 3 xã Tân Hưng, Phương Chiểu và Hồng Nam vô cùng bức xúc trước sự mập mờ về thông tin của dự án, sự né tránh của cơ quan nhà nước trong việc tiếp xúc với người dân (?!).

Để làm rõ vấn đề này, ngày 22/8, chúng tôi đã tìm đến UBND TP. Hưng Yên. Trao đổi với PV, ông Cao Cường, Chánh Văn phòng  UBND thành phố cho biết: “Bà con thắc mắc là đúng thôi, chúng tôi sẽ có chính sách đền bù phù hợp trên cơ sở đúng các quy định. Hiện nay, đơn giá đền bù theo quy định nhà nước đã có rồi, nhưng để cho các hộ gia đình nằm trong khu vực GPMB đỡ thiệt thòi, hôm nay, tỉnh có cuộc họp nhằm giải quyết vướng mắc này”.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Bùi Tú

Tin mới

Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill giành giải Nhất cuộc thi tuyển phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng
Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill giành giải Nhất cuộc thi tuyển phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng

Sau khi lắng nghe bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới trình bày và bảo vệ phương án kiến trúc của mình trước Hội đồng thi tuyển, các thành viên đã lựa chọn phương án kiến trúc của Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) là phương án giành Giải Nhất của cuộc thi.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hóa kinh doanh”
“Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hóa kinh doanh”

Bác Hồ từng nói "Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị".

An Giang phấn đấu đạt 152.198ha lúa chất lượng cao vào năm 2030
An Giang phấn đấu đạt 152.198ha lúa chất lượng cao vào năm 2030

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Lào Cai tăng cường quảng bá du lịch địa phương
Lào Cai tăng cường quảng bá du lịch địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, tăng cường quan hệ với Đại sứ quán các nước để giới thiệu quảng bá du lịch ra thị trường nước ngoài, tăng cường quan hệ với Hiệp hội du lịch Việt Nam, tăng cường công tác thông tin, hội thảo về du lịch, chuyển đổi số về du lịch...

Lễ hội Trái cây diễn ra tại Tiền Giang từ ngày 10 - 12/6/2024
Lễ hội Trái cây diễn ra tại Tiền Giang từ ngày 10 - 12/6/2024

Với chủ đề “Cảm xúc miền nhiệt đới”, lễ hội nhằm tôn vinh đặc sản trái cây của tỉnh Tiền Giang, khu vực ĐBSCL và cả nước. Qua đó, đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ các đặc sản này đến thị trường trong nước nói chung và quốc tế nói riên, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội. .

Nhiều “ông lớn” xăng dầu kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Nhiều “ông lớn” xăng dầu kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Nhiều “ông lớn” xăng dầu như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Thanh Lễ… kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, tránh những vụ việc sử dụng sai mục đích như Xuyên Việt Oil, Hải Hà, Thiên Minh Đức thời gian qua.