Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế - Hình 1

 Ảnh minh họa

Sau quá trình xây dựng, xin ý kiến rộng rãi các bên liên quan, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Nghị định 146/2018/NĐ-CP có một số điểm mới như: Bổ sung một số đối tượng tham gia; quy định tham gia theo hộ gia đình; không bắt buộc tham gia cùng thời điểm; quy định chi tiết hồ sơ, điều kiện, nội dung và mẫu hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; bỏ quy định giao quỹ khám chữa bệnh cho cơ sở y tế khám chữa bệnh thay vào đó là giao tổng mức thanh toán; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí khám chữa bệnh; bổ sung quy định mới về công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Theo đó, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định thêm nhóm tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), do người sử dụng lao động đóng, gồm: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội; thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; thân nhân của người làm công tác khác trong ngành cơ yếu.

Cụ thể: Cha mẹ đẻ, cha mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.

Bên cạnh đó, Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định thêm nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình, gồm: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng đã được quy định tại Điều 1, 2, 3, 4 và 6 của Nghị định mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng BHYT.

Hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế - Hình 2

Về mức đóng BHYT hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.

Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác.

Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính...

Quá trình thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Luật Bảo hiểm y tế được ban hành năm 2008, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi ban hành năm 2015. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế cũng ban hành nhiều văn bản quy định về đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, giá dịch vụ y tế, danh mục tỷ lệ, thanh toán vật tư, thuốc, dịch vụ, kỹ thuật… Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ở Việt Nam đến nay ước đạt 87% dân số.

Tỷ lệ đóng góp quỹ Bảo hiểm y tế trong tổng chi y tế tăng qua các năm, góp phần quan trọng trong tổng nguồn tài chính cho y tế, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, từng bước đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, thực tiễn quá trình thực thi chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế vẫn còn một số tồn tại, bất cập…

Đinh Hoàng

 

Bài liên quan

Tin mới

Thưởng lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” qua 75 bức tranh
Thưởng lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” qua 75 bức tranh

Chiều ngày 25/03/2023, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội đã diễn ra lễ Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” gồm 75 bức tranh Sen của hoạ sỹ Nguyễn Thị Kim Đức. Triển lãm do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức.

Hoa Kỳ gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại gỗ dán
Hoa Kỳ gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại gỗ dán

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, ngày 23 tháng 3 năm 2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo gia hạn lần thứ sáu thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam. 

Mời doanh nghiệp tham dự Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (Tứ Xuyên)
Mời doanh nghiệp tham dự Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (Tứ Xuyên)

Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với Ủy ban Xúc tiến thương mại Tứ Xuyên (Trung Quốc) sẽ tổ chức “Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế  Việt Nam - Trung Quốc (Tứ Xuyên)”.

TP. Hồ Chí Minh và 9 tỉnh ký kết hợp tác phát triển kinh tế – xã hội
TP. Hồ Chí Minh và 9 tỉnh ký kết hợp tác phát triển kinh tế – xã hội

Ngày 25/03, tại TP. Vinh (Nghệ An), UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Cao Bằng, Bắc Kạn đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc

Sau khi Thương hiệu & Công luận có bài phản ánh về việc Nhà thuốc GIA HUY địa chỉ số 55 ngõ 54 Nguyễn Trí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa bán thuốc kê đơn nhưng không cần đơn của bác sĩ; bán thuốc giá cao hơn thị trường; bán thuốc cho người tiêu dùng, khách hàng nhưng không có bill, hoá đơn bán hàng… Mới đây, Đại diện Nhà thuốc Gia Huy đã có buổi làm việc thông tin về những vấn đề này.

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ 31.511 phương tiện vi phạm giao thông
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ 31.511 phương tiện vi phạm giao thông

Công an TP. Hồ Chí Minh đang tạm giữ 31.511 phương tiện (34 ô tô, 1.252 xe ba bánh, 30.219 mô tô xe máy, 6 xe đạp).