Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Hơn 130 chủ hồ tôm mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ

Thương hiệu & Công luận nhận được đơn thư phản ánh của các hộ dân, công ty nuôi tôm tại xã Điền Hương (Phong Điền, Thừa Thiên Huế), phản ánh việc UBND huyện chưa chi trả số tiền hỗ trợ thiệt hại, do sự cố môi trường biển gây ra. Trong khi UBND huyện Phong Điền cho biết "sẽ chi trả cho các hộ dân đủ điều kiện nhận bồi thường, muộn nhất vào ngày 25/4"...

Huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Hơn 130 chủ hồ tôm mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ - Hình 1

Phóng viên báo Thương hiệu & Công luận tìm hiểu về việc chi trả tiền hỗ trợ cho các hộ dân và công ty nuôi tôm tại xã Điền Hương, huyện Phong Điền

Các hộ dân nuôi tôm ở đây cho biết, ngày 21/10/2016, Tổ chi trả bồi thường thiệt hại của UBND huyện Phong Điền đã gửi thông báo cho các hộ dân nuôi tôm tại xã Điền Hương để nhận tiền bồi thường. Tổng số tiền nhận bồi thường của xã Điền Hương là khoảng 11 tỷ đồng, với hộ thấp nhất là 100 triệu đồng và cao nhất là 2,9 tỷ đồng. Xã điền Hương có 30 chủ hồ tôm và 3 công ty nuôi tôm.

Huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Hơn 130 chủ hồ tôm mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ - Hình 2

Thông báo nhận tiền của UBND huyện Phong Điền từ tháng 10/2016

Điển hình như ông Nguyễn Tấn Thành (SN 1973, tại thôn Trung Đồng, xã Điền Hương, Phong Điền, Thừa Thiên Huế) bị thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng, do tôm chết hàng loạt.

Chia sẻ với phóng viên, ông Thành bùi ngùi cho biết: "Tôi có 12 hồ tôm, 1 hồ cá, 1 hồ ươm giống với tổng diện tích khoảng 7 ha. Sau khi sự cố xảy ra, hội đồng thẩm định thiệt hại xác định chi trả tiền bồi thường cho tôi khoảng 2,9 tỷ đồng.

Với tôi, đây chỉ là số tiền hỗ trợ thôi, chứ thiệt hại là quá lớn. Tôi và 30 hộ dân làm đầm tôm khác của xã đã nhận giấy thông báo về việc nhận tiền bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển của Tổ chi trả bồi thường thiệt hại, của UBND huyện Phong Điền vào ngày 21/10/2016, tổng số tiền nhận được, được ghi rất cụ thể. Tuy nhiên, đã 6 tháng trôi qua, từ giấy thông báo được nhận, chúng tôi chưa nhận bất cứ được đồng nào".

Ông Thành cho biết thêm, vì thiệt hại do sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng công việc kinh doanh, sản xuất của mình và những hộ dân còn lại. Chưa kể, 12 người lao động cho cơ sở kinh doanh của ông Thành cũng bị ảnh hưởng.

"Mỗi tháng, họ nhận khoảng 80 triệu tiền lương của chúng tôi. Cơ sở kinh doanh tạm dừng sản xuất do môi trường nước biển chưa đảm bảo chất lượng để tiếp tục nuôi trồng nên họ thất nghiệp, buộc phải chuyển tạm qua công việc khác để kiếm sống, mưu sinh nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống", ông Thành nói.

Huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Hơn 130 chủ hồ tôm mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ - Hình 3Huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Hơn 130 chủ hồ tôm mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ - Hình 3Huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Hơn 130 chủ hồ tôm mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ - Hình 3

Tổng kinh phí hỗ trợ cho các chủ hộ, Công ty nuôi tôm xã Điền Hương là hơn 11 tỷ đồng

Trong đơn, các hộ dân phản ánh: "Ngày 12/8/2016, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 6851/BNN-TCNS gửi 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, hướng dẫn kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Thực hiện chủ trương của Nhà nước, từ tháng 8/2016, nhiều hộ dân đã tiến hành kê khai thiệt hại cũng như cung cấp chứng cứ để chứng minh về thiệt hại, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa được xem xét bồi thường. Trong khi đó, với những trường hợp tương tự ở các tỉnh khác như Quảng Trị hay các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền của Thừa Thiên Huế, đều đã được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ từ lâu.

Chúng tôi đi tìm hiểu tại huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Đây là huyện giáp với huyện Phong Điền. Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Văn Trẫm, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng cho biết, tất cả các hộ nuôi tôm tại huyện đã được chi trả hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2017.

Đầu tháng 4/2017, nhiều hộ dân tại xã Điền Hương được xã mời họp và thông báo là phải đảm bảo 3 điều kiện: Khi tôm chết phải thông báo với chính quyền địa phương xác nhận; có test kiểm dịch khi tôm chết; sử dụng tiền điện phù hợp.

Về việc này, người dân có ý kiến trong đơn: "Những căn cứ UBND xã đưa ra để yêu cầu các hộ dân chứng minh là phi thực tế, không có căn cứ xác định. Bởi từ trước đến nay, khi tôm chết, các chủ hồ nuôi tự ý xử lý chứ không bắt buộc báo chính quyền. Mặt khác, thời điểm xảy ra vụ việc, các chủ nuôi tôm không nhận được thông báo hay văn bản nào từ UBND xã hay bất kỳ cơ quan nhà nước nào, thông báo về việc phải thông báo cho chính quyền địa phương".

Làm việc với ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, ông Hùng xác nhận có đơn thư người dân phản ánh về việc này.

"Lãnh đạo huyện mong muốn giải quyết sớm mọi việc để người dân có tiền tái đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, khi chúng tôi gửi thông báo để người dân nhận tiền, đã xảy ra việc người dân gửi đơn thư phản ánh về việc một số hộ nuôi tôm kê khai chưa đúng, chưa chính xác.

Qua kiểm tra, chúng tôi buộc phải tạm dừng việc chi trả để tiến hành tổng kiểm tra trên địa bàn huyện. Do người dân không báo chính quyền địa phương sau khi xảy ra sự việc nên không có biên bản xác minh để làm cơ sở xác minh số lượng tôm chết.

Vì vậy, chúng tôi buộc dựa trên căn cứ hồ sơ quản lý nuôi của cán bộ khuyến nông xã và dựa trên diễn biến sử dụng tiền điện của các hộ. Việc kiểm tra, đối chiếu mất một thời gian dài. Việc người dân gửi đơn thư cũng do cán bộ xã chưa giải thích thấu đáo, khiến người dân chưa hiểu rõ vấn đề", ông Hùng cho biết.

Theo thống kê của UBND huyện Phong Điền, toàn huyện hiện có 135 hộ nuôi tôm vẫn chưa được giải quyết tiền hỗ trợ sau sự cố môi trường biển.

"Sau khi nắm bắt được tình hình, lãnh đạo huyện Phong Điền đã có buổi làm việc với ngư dân, chủ hồ tôm vào sáng 17/4, tại xã Điền Lộc. Chậm nhất đến 25/4/2017, các hộ dân đủ điều kiện sẽ được tiến hành việc chi trả. Một số trường hợp còn lại, chúng tôi chờ quyết định xử lý của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, bởi các vụ việc đều nằm trong trường hợp khó xử lý", ông Hùng cho hay.

Huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Hơn 130 chủ hồ tôm mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ - Hình 4

Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về sự việc

Liên quan đến vụ việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Văn Phương đã gửi Công văn 2170/UBND-NN gửi Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, để phản ánh về vấn đề xảy ra trong việc chi trả cho các hộ dân tại huyện Phong Điền. Trong Công văn UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, có nội dung: "UBND tỉnh kính đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn bố trí cử đoàn công tác về phối hợp với địa phương để kiểm tra, xem xét, xử lý những vướng mắc, khó khăn nêu trên, nhằm hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết dứt điểm công tác chi trả bồi thường thiệt hại".

Huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Hơn 130 chủ hồ tôm mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ - Hình 5

Các hồ nuôi tôm tại xã Điền Hương chưa thể hoạt động, khi các chủ hồ tôm vẫn chờ tiền hỗ trợ

Về phía người dân, họ cho biết, mong mỏi nhận được số tiền đền bù kể trên. Nếu các hộ đã đủ điều kiện tại sao không sớm chi trả, mà để sự việc trôi qua 6 tháng? Cần thấu hiểu nỗi khổ của ngư dân, cũng như các hộ nuôi tôm. Họ đã đầu tư nhiều công sức, tiền bạc vào những hồ tôm nhưng họ đã mất sạch khiến nhiều hộ dân lâm cảnh điêu đứng, không có tiền để tái sản xuất làm đảo lộn cuộc sống. Trong thâm họ, không hề mong muốn gặp những thiệt hại để nhận tiền đền bù, hỗ trợ.

Vậy tại sao những hộ dân đủ điều kiện, lại không tiến hành chi trả để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến bạn đọc về sự việc này!

Lê Khắc Niên

Tin mới

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn lần thứ 4 trị giá 200 triệu USD
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn lần thứ 4 trị giá 200 triệu USD

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ tư của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Virus cúm gia cầm được tìm thấy trong sữa bán lẻ ở Mỹ
Virus cúm gia cầm được tìm thấy trong sữa bán lẻ ở Mỹ

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hôm 23/4 thông báo, các các đoạn của virus cúm gia cầm tìm thấy trong các mẫu sữa bò tiệt trùng ở Mỹ, cho thấy mức độ bùng phát của chủng cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao (HPAI) H5N1.

Tăng đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh
Tăng đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.

Khẩn trương tăng khả năng nâng hạng của thị trường chứng khoán
Khẩn trương tăng khả năng nâng hạng của thị trường chứng khoán

Một trong những nội dung của Chỉ thị 12 vừa được Thủ tướng ký ban hành là khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi trong năm 2025. Kế hoạch triển khai hệ thống giao dịch mới theo chuẩn toàn cầu từ đầu tháng Năm, được đánh giá giúp Việt Nam có thêm một bước tiến mới trong quá trình nâng hạng.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia được chú ý trong xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bán dẫn
Việt Nam là một trong số ít quốc gia được chú ý trong xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn có vai trò quan trọng trong chuyển đổi số; là nền tảng của 3 chuyển đổi mang tính cách mạng là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi thông minh.

Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Nhiều năm nay, công nghệ sửa chữa nóng (hotline) lưới điện đã được Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên) đẩy mạnh ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đã mang lại hiệu quả thiết thực.