Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Yên Bái

Chiều 29/5, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương do đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về công tác triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Yên Bái - Hình 1

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng phát biểu tại buổi làm việc

Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái; Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhận thức của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh về tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn có sự chuyển biến rõ nét.

Phương thức tổ chức sản xuất của người dân đã thay đổi tích cực từ tự cung tự cấp chuyển dần sang sản xuất tập trung; từ quy mô sản xuất nhỏ lẻ đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo ra năng suất và sản lượng cao hơn, góp phần đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh duy trì từ 4,5-5%, giá trị toàn ngành năm 2017 đạt 6.584 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng.

Tỉnh Yên Bái đã hình thành rõ nét một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc thu hút, liên kết với các doanh nghiệp có tiềm lực để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân như: vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao gần 3.000ha, vùng ngô 15.000ha, vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung trên 450 ha…

Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Yên Bái - Hình 2

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Đỗ Đức Duy báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X của tỉnh với đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, sau 7 năm triển khai thực hiện, đến nay, toàn tỉnh có 36/157 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 23% tổng số xã của tỉnh, vượt 44% mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Diện mạo nông thôn có sự đổi thay rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.

Tỉnh cũng thúc đẩy phát triển công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn; chú trọng thực hiện việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn; có cơ chế chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh nông thôn.

Cùng đó là nâng cao chất lượng đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho cư dân nông thôn, góp phần đảm bảo sự phát triển hài hòa, giảm dần khoảng cách giữa các vùng trong tỉnh.

Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, nông nghiệp vẫn là nền tảng, trụ cột chính trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trọng tâm là xây dựng cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững trên cơ sở khai thác, tận dụng tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

Yên Bái phấn đấu mục tiêu đưa giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 1ha đến năm 2020 đạt 80 triệu đồng, năm 2030 đạt 100 triệu đồng; tốc độ tăng trưởng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2016-2020 là 4,6%, đến năm 2030 là 4,7%. Tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2020 sẽ là 40%, huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2030 đạt 70%.

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà tiếp thu ý kiến tham gia của đoàn công tác, đồng thời nhấn mạnh: Trong những năm qua, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự thay đổi nhận thức, tư duy của người dân, nhất là đối với đồng bào vùng cao, vùng dân tộc thiểu số đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Yên Bái - Hình 3

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại buổi làm việc

Tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, thu hút nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và bộ mặt nông thôn mới đã có sự đổi thay rõ rệt.

Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn; năng suất, chất lượng , hiệu quả còn thấp; việc liên kết vùng giữa các tỉnh trong thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế; các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân còn nhiều bất cập…

Đồng chí cũng đã kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương cần thực hiện tốt việc liên kết vùng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 khi nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải đối mặt nhiều rủi ro, thách thức rất lớn. 

Do vậy, sau đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần đánh giá tác động rủi ro một cách cụ thể, chi tiết để có chính sách ưu tiên đối với các tỉnh trung du, miền núi còn gặp nhiều khó khăn như Yên Bái và các tỉnh trong khu vực.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà tỉnh đạt được trong thời gian qua đã tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và một bức tranh mới khá toàn diện về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Đồng chí cho rằng, tỉnh đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt và ban hành các văn bản, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh một cách toàn diện, đầy đủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tiêu biểu nhất là việc tuyên truyền, vận động người dân san sẻ, nhường đất sản xuất của bà con đồng bào vùng cao trong tỉnh.

Tỉnh đã triển khai thành công việc hình thành các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh gắn với các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững; tập hợp, đoàn kết được đông đảo nông dân tham gia tổ chức hội nông dân…

Tuy nhiên, việc quy hoạch vùng sản xuất của tỉnh vẫn còn một số mảng bất cập, chưa hoàn thiện; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch chưa theo kịp việc chuyển đổi các mô hình phát triển kinh tế, vì vậy cần kịp thời rà soát, điều chỉnh theo hướng phù hợp; việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhìn chung còn chậm và chưa theo kịp sự phát triển chung hiện nay; chất lượng sản phẩm chưa cao, số sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao còn ít; hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh còn mỏng, còn thiếu, còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi.

Đồng chí Thào Xuân Sùng đề nghị trong thời gian tới tỉnh Yên Bái cần rà soát để điều chỉnh, bổ sung theo hướng hoàn thiện quy hoạch các vùng kinh tế nông nghiệp tập trung; tập trung xây dựng các hợp tác xã ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; nghiên cứu đề án phát triển du lịch nông nghiệp và văn hóa; tiếp tục lựa chọn các đối tác đầu tư nông nghiệp công nghệ cao vào tỉnh.

Trước khi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đoàn công tác của Trung ương đã kiểm tra thực tế tại huyện Trấn Yên và làm việc với Hội Nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.

Đức Toàn - Quyết Thắng

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5 của các công ty chứng khoán.

[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên đang đón lượng lớn du khách tới tham quan.

Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trung tâm Báo chí được thành lập góp phần bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh trật tự cho hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm.

Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia
Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Ngày 5/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu gần đây của phía Campuchia về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:        

Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024
Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024

Ngày 5/5, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện huyện Tiên Lãng tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024 và ngày Hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, nhân viên và thanh niên tình nguyện huyện.

Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng
Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Ngày 5/5, tại Nhà trưng bày triển lãm TP. Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025).