Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Bí đỏ rớt giá thê thảm, người dân 'đỏ mắt' chờ thương lái

Nhiều nông dân trên địa bàn xã Yên Lập (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đang bước vào giai đoạn thu hoạch bí đỏ. Năm nay, năng suất, sản lượng bí đỏ đạt cao hơn so với các năm trước. Tuy nhiên, người trồng bí đang rơi vào tình cảnh 'đứng ngồi không yên' vì điệp khúc 'được mùa mất giá'. Đáng buồn hơn, dù giá bí đỏ xuống thấp nhưng nhiều nông hộ vẫn không tìm được đầu ra do không có thương lái tới thu mua.

Vĩnh Phúc: Bí đỏ rớt giá thê thảm, người dân 'đỏ mắt' chờ thương lái - Hình 1

Bí đỏ của gia đình bà Bùi Thị Thúy Ninh, thôn Phủ Yên 3, xã Yên Lập (Vĩnh Tường) hiện chỉ được thương lái thu mua với giá 3 nghìn đồng/kg

Trên địa bàn xã Yên Lập hiện đang trồng các giống bí đỏ chủ yếu là: F1- 868, QM68, Super Goldstar 999. Những năm qua, đây là giống cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp của địa phương, mang lại năng suất, sản lượng và thu nhập ổn định cho nhiều nông hộ trên địa bàn.

Để phát triển và nhân rộng diện tích trồng cây bí đỏ trên địa bàn, hàng năm, chính quyền xã Yên Lập thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất bí đỏ theo tiêu chuẩn VietGap; phối hợp với các cơ quan cấp trên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chuyển đổi giống và nâng cao trình độ thâm canh cây bí đỏ cho nhân dân.

Vụ Xuân năm 2018, trên địa bàn xã Yên Lập trồng khoảng 50ha cây bí đỏ, với năng suất trung bình 4,5- 5 tạ/sào, nếu giá thu mua của thương lái từ 5- 6 nghìn đồng/kg sẽ cho nông dân thu lãi hơn 2 triệu đồng/sào, cao hơn hẳn các cây rau màu khác.

Những tưởng sẽ đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trên địa bàn, ấy vậy mà hiện nay, bí rớt giá thê thảm, giá thu mua chỉ dao động ở mức 3 - 3,5 nghìn đồng/kg. Nếu như những năm trước, đến vụ thu hoạch thương lái từ khắp các nơi trực tiếp về thu mua tấp nập thì nay, khung cảnh vắng vẻ, buồn bã lại đang diễn ra ở đây. Đầu ra bấp bênh, thu hoạch không có tư thương đến thu mua khiến những người nông dân ở đây "đứng ngồi không yên".

Trên diện tích 2 sào của gia đình bà Bùi Thị Thúy Ninh, thôn Phủ Yên 3 những năm trước bí đỏ của gia đình bà thường được thu mua tại ruộng thấp nhất là 5 nghìn đồng/kg thì năm nay thương lái chỉ thu mua "nhỏ giọt" với giá 3 nghìn đồng/kg. Với khuôn mặt buồn rầu khi nhắc về cây bí đỏ, bà Ninh cho biết: "Nhà tôi trồng bí mấy năm nay rồi nhưng chưa năm nào bí đỏ thiệt hại, rớt giá như năm nay. Mọi hôm, cũng có người đến hỏi nhưng lại không mua, gọi thương lái đến thu mua họ đều từ chối với lý do không bán được."

Không chỉ riêng gia đình bà Ninh, đối với gia đình ông Nguyễn Văn Cường, thôn Phủ Yên 3, năm nay thấy cây bí đỏ phát triển tốt, cho nhiều trái hơn nên ông hy vọng có thể "trúng đậm" từ cây bí đỏ, không ngờ đến vụ thu hoạch giá bí lại rớt xuống rất thấp khiến cho gia đình ông gặp nhiều khó khăn.

Ông Cường bộc bạch: Nếu như năm ngoái, bí đỏ có giá thu mua cao đến 7 nghìn đồng/kg thì hiện chỉ còn khoảng 3 nghìn đồng/kg, điều đó đồng nghĩa với việc tiền đầu tư vào giống, phân bón và tiền công thu hái của gia đình tôi giờ gần như mất trắng. Nghịch lý là dù giá rẻ nhưng thương lái cũng không mặn mà với chuyện thu mua, gia đình tôi đành mang ra chợ bán lẻ nhưng vẫn không đủ bù lỗ, số bí đỏ còn tồn kho hiện nay rơi vào khoảng 3 tạ và chưa biết bao giờ có thể bán hết".

Giống như gia đình bà Ninh, ông Cường, nhiều nông dân trên địa bàn đã bỏ công sức, tiền của để đầu tư cho bí đỏ nhưng đến nay cả vốn lẫn lãi vẫn chưa thu về được. Thua lỗ, nợ nần là điều khó tránh khỏi nhưng điều khiến cho bà con thất vọng nhất lúc này đó là phải chứng kiến cảnh nông sản của mình làm ra mà không có ai mua.

Chia sẻ với chúng tôi về nguyên nhân chính của việc giá bí đỏ năm nay xuống thấp, chị Bùi Thị Tình, cán bộ nông nghiệp xã Yên Lập cho biết: Những năm trước giá tăng cao nên người dân ồ ạt mở rộng diện tích, cùng với đó năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất, sản lượng đạt cao, thương lái ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở Thổ Tang đánh ô tô đến tận nơi thu mua về bán lên các tỉnh miền núi phía Bắc, còn số ít nông dân trên địa bàn xuất bán cho thị trường Hà Nội.

Nhưng năm nay do việc thu hoạch bí đỏ trùng với nhiều địa phương khác dẫn đến cung vượt cầu, khiến cho sản phẩm bí đỏ không tìm được đầu ra và rớt giá thê thảm.

Chị Tình cũng nhấn mạnh: Hiện nay, cũng có mấy đơn vị đến đặt hàng thu mua của bà con nông dân nhưng họ chỉ trả 2,7 nghìn đồng/kg, quá thấp nên dân không bán. Cứ đà này, sợ rằng năm sau diện tích trồng bí sẽ giảm mạnh, người dân không còn mặn mà với cây bí đỏ nữa.

Chủ tịch UBND xã Yên Lập Phùng Thành Công cho biết: Mặc dù biết khó khăn của người dân nhưng địa phương chỉ có thể hỗ trợ người dân về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăm sóc cũng như kêu gọi thương lái thu mua cho người dân chứ không thể hỗ trợ nhân dân khi mất giá. Qua đây, chính quyền địa phương cũng mong các cấp, các ngành quan tâm, giúp đỡ, có những cơ chế hỗ trợ người dân trồng bí trên địa bàn để họ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Đến các thôn của xã Yên Lập những ngày này, đi đến đâu cũng thấy bí đỏ, bí chất hàng đống ở trong sân, ngoài vườn, trên kho chứa... của các gia đình. Chưa bao giờ người trồng bí đỏ ở Yên Lập rơi vào tình cảnh như lúc này.

Điệp khúc "được mùa mất giá" đang xảy ra trên cây bí đỏ, đây là việc làm không hề mới mà là hệ quả của việc sản xuất chạy theo thời giá của nhiều nông dân hiện nay. Nếu người nông dân không chủ động và sớm ý thức được bài học đắt giá này thì kịch bản "được mùa mất giá" sẽ không dừng lại ở cây bí đỏ mà các loại cây trồng khác cũng phải gánh chịu hậu quả tương tự.

Theo baovinhphuc.vn

Bài liên quan

Tin mới

Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 2/5/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án cụ thể bảo đảm nguồn điện phục vụ tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tại kỳ họp bất thường thứ 7, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ
Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa cam kết, chậm nhất đến ngày 30/5 sẽ đảm bảo mặt bằng sạch 100% khoảng néo để đủ điều kiện đóng điện, đưa công trình đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) vận hành trước ngày 30/6/2024 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024
Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

Chiều 2/5, ông Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024. Cùng tham dự có các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đại diện các địa phương và chủ thể sản xuất.

Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu. Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm.