Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam: Cơ hội nhiều, thách thức lớn

THCL Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu thương mại với các nước và các tổ chức quốc tế - cơ hội lớn để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, vẫn còn không ít khó khăn cần khắc phục.

Cơ hội phát triển

Thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng: Các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (FTA) đã ký và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động - đã định hình lại vị thế và vai trò của Việt Nam trên bản đồ kinh tế, song cũng đòi hỏi chúng ta phải thay đổi nhiều để tương thích và giành được vị trí tốt trong kinh tế khu vực và thế giới. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Từ cường quốc về xuất khẩu gạo, Việt Nam cần phát triển sản xuất và cung ứng các sản phẩm hiệu quả khác như các chương trình phần mềm, chế biến sâu các nông thủy sản xuất khẩu, chuyển dần sang các khâu thiết kế, tiêu thụ sản phẩm may mặc… Bên cạnh đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các trụ cột mới cho tăng trưởng theo chiều sâu.

Thu hút đầu tư và gia tăng luồng thương mại: Việc đẩy nhanh thành lập AEC giúp hình thành một thị trường có không gian sản xuất thống nhất nhằm thu hút đầu tư của các quốc gia lớn vào khối như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... Đồng thời, AEC cũng đem đến thuận lợi cho các nước trong việc xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, hội nhập với kinh tế toàn cầu.

Đến nay, ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do với 6 quốc gia đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand. Nhân cơ hội này, Việt Nam có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trong khối sản xuất và xuất khẩu sang các nước trên để hưởng các ưu đãi về thuế quan. Tham gia AEC, Việt Nam cùng với nhóm các nước gồm Lào, Campuchia và Myanmar được ưu đãi nhiều nhất. Mặt khác, khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ là một trong những nước có lợi nhiều nhất, vì mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản hàng hóa cho dịch vụ. Khi các dòng thuế giảm xuống, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu quần áo, giày dép, hải sản và nhiều mặt hàng khác vốn dĩ là thế mạnh vào các thị trường lớn.

Cân bằng quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm: Hiệp định TPP, Hiệp định Song phương Hoa Kỳ - Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản... đã giúp Việt Nam tạo lập sự cân bằng giữa các đối tác thương mại lớn. Đây là định hướng chiến lược trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, tránh phụ thuộc kinh tế quá nhiều vào Trung Quốc.

Và những thách thức

Vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu chưa cao: Việt Nam hiện có tổng giá trị thương mại hàng hóa dịch vụ chiếm trên 170% GDP. Trong đó, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu có giá trị gia tăng thấp và sử dụng nhiều lao động, nhiều mặt hàng chủ yếu là “gia công cho nước ngoài”, giá trị gia tăng thu được trên tổng giá trị xuất khẩu không cao.

Do vậy, sự mở rộng thị trường xuất khẩu mới chỉ có ý nghĩa trong việc mở rộng quy mô nền kinh tế và tạo công ăn việc làm, chứ chưa hàm ý việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước lên được những nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu. Vấn đề đặt ra là phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xuất khẩu theo hướng nâng cấp trong chuỗi giá trị.

Năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp: Việt Nam đã có sự tiến bộ trong cải thiện môi trường kinh doanh, là quốc gia có mức tăng bậc mạnh nhất, xếp thứ 56 trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015 - 2016. Tuy nhiên, những tiến bộ đó vẫn chưa theo kịp sự phát triển của nhiều quốc gia khác. Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn thấp, năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện nhiều, nhất là về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng và đổi mới công nghệ.

Đóng góp của các doanh nghiệp FDI đối với phát triển kinh tế: Việt Nam đã thu hút khối lượng lớn FDI. Tuy nhiên, đóng góp của các doanh nghiệp FDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam chưa cao trên nhiều mặt, nhất là so sánh với các ưu đãi mà khối doanh nghiệp này được hưởng. Tình trạng khối doanh nghiệp FDI, với nhiều lợi thế hơn doanh nghiệp trong nước, chèn ép, gây khó cho doanh nghiệp trong nước đang là một vấn đề cần được quan tâm. Việc khu vực FDI tăng dần tỷ trọng đóng góp vào GDP đã và đang có tác động đến chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam. Song lợi ích của Việt Nam hiện nay trong thu hút FDI phụ thuộc nhiều vào chất lượng FDI và cần thu hút có chọn lọc. Nếu Chính phủ khuyến khích đầu tư nước ngoài có trọng điểm, các nhà đầu tư có công nghệ cao, công nghệ nguồn, có đủ năng lực tài chính đầu tư vào các dự án có quy mô lớn - sẽ có tác dụng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và FDI sẽ có hiệu ứng lan tỏa lớn. Nếu FDI chỉ nhằm sử dụng nguồn lao động rẻ thì sẽ mất thị trường nội địa.

Điều chỉnh pháp luật để phù hợp với những cam kết quốc tế: Thực tiễn, pháp luật Việt Nam có những điểm lệch so với những cam kết TPP, nếu không nghiêm túc rà soát và điều chỉnh, có thể là nguyên cớ dẫn tới những vụ khiếu kiện tiềm ẩn sau này.

Duy Thế - Thiên Đức

Tin mới

Bốn tháng đầu năm, điểm tên nhóm cổ phiếu có thành tích tốt nhất
Bốn tháng đầu năm, điểm tên nhóm cổ phiếu có thành tích tốt nhất

Trong 4 tháng đầu năm nay, VN-Index đã tăng 5,2%, trong đó riêng tháng Tư, VN-Index đã có sự điều chỉnh khá mạnh. Các nhóm cổ phiếu có thành tích tốt nhất từ đầu năm đến nay bao gồm: Dịch vụ, dệt may, hóa chất; vận tải, thực phẩm và chứng khoán.

Đã báo cáo Bộ Chính trị nội dung cơ bản của cải cách chính sách tiền lương
Đã báo cáo Bộ Chính trị nội dung cơ bản của cải cách chính sách tiền lương

Bộ Nội vụ cùng với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến về các nội dung cơ bản của các cải cách chính sách tiền lương.

Chỉ số giá lương thực toàn cầu đã tăng tháng thứ hai liên tiếp
Chỉ số giá lương thực toàn cầu đã tăng tháng thứ hai liên tiếp

Chỉ số giá lương thực toàn cầu của cơ quan lương thực Liên Hợp quốc đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng Tư do giá thịt cao hơn, trong khi giá dầu thực vật và ngũ cốc tăng vượt xa mức giảm của đường và các sản phẩm từ sữa.

Hôm nay, 5 sân bay chính thức triển khai thu phí không dừng
Hôm nay, 5 sân bay chính thức triển khai thu phí không dừng

Từ hôm nay, ngày 5/5, các cảng hàng không lớn trên cả nước chính thức triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) tại 5 sân bay gồm: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Hà Nội thu giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nội thu giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường số 11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với Đội 7, PC03, Công an Hà Nội kiểm tra, thu giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại huyện Thanh Oai.

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng
Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh "Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử".