Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Làm gì để ngăn chặn sách “lậu” và xuất bản vi phạm bản quyền

Ngày 13/3, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức

Ngày 13/3, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác xuất bản, phát hành xuất bản phẩm và triển khai một số nội dung cơ bản, trọng tâm thực hiện Luật Xuất bản 2015.

Phức tạp xuất bản vi phạm bản quyền

Theo báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành, tổng số sách phát hành năm 2014 trên toàn hệ thống là 378 triệu bản (tăng 2% so với năm trước); Xuất khẩu 378 ngàn bản sách, 6,5 triệu tờ báo, tạp chí (tăng 2% so với 2013); Nhập khẩu 52 triệu bản sách, 7,8 triệu tờ báo, tạp chí (tăng 3%), trong đó, tỷ lệ các loại sách nhập khẩu chủ yếu là sách giáo dục (41%), khoa học xã hội (16%), khoa học - kỹ thuật (14%)…

Năm 2014, phần lớn các đơn vị phát hành chỉ tập trung đầu tư, cải tạo, sửa chữa các hiệu sách có quy mô nhỏ và trung bình. Tuy nhiên, có một số ít các đơn vị như công ty CP PHS TP. Hồ Chí Minh đã khai trương 6 nhà sách có quy mô lớn, hiện đại tại các siêu thị: Coop.Mart, Lotte, Big C, Đại siêu thị Aeon. Đây cũng là đơn vị đứng đầu ngành về doanh thu, mạng lưới cửa hàng và nhận được các giải thưởng “Top 10 Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam 2013”, “Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương”.

Cục Xuất bản, In và Phát hành cho hay, năm 2014, qua công tác kiểm tra lĩnh vực xuất bản đã phát hiện 399 xuất bản phẩm vi phạm (tăng 57% so với 2013) và đã xử lý dưới nhiều hình thức khác nhau như yêu cầu tái bản phải sửa chữa, không tái bản, nối bản, đình chỉ phát hành để sửa chữa, thẩm định nội dung hoặc thu hồi. Bên cạnh đó là những vi phạm như xuất bản không đúng với nội dung đăng ký xuất bản; Ghi không đúng, không đầy đủ thông tin trên xuất bản phẩm; Mạo danh nhà xuất bản, in lậu, nhập lậu, lưu hành bất hợp pháp… 
Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho rằng: Trong năm 2014 mặc dù số lượng sách xuất bản cao hơn so với năm trước, nhưng chất lượng chưa đồng đều. Thậm chí nhiều cuốn có nội dung vô bổ, nhảm nhí, không có giá trị giáo dục… Ví dụ như: Từ điển ngôn ngữ; sách ngôn tình; sách có nội dung lấy từ internet… Trong đó, một số xuất bản phẩm sai phạm nghiêm trọng bị dư luận phản ứng dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của toàn ngành. Đặc biệt, hiện tượng vi phạm bản quyền vẫn còn tiếp diễn trầm trọng và phức tạp. Tình trạng xuất bản nhưng không có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả xảy ra rất nhiều. Nguyên nhân là do sự tiếp tay của một số nhà xuất bản cho các đầu nậu sách. Điều này làm triệt tiêu tinh thần nghiên cứu, sáng tạo của nhân sĩ, trí thức, phá hoại sản xuất của chính ngành xuất bản, gây ảnh hưởng rất xấu đến cộng đồng xã hội.

Bên cạnh đó, một số nhà xuất bản buông lỏng quản lý, chạy theo lợi nhuận, bỏ qua quy trình xuất bản nên đã để lại những hậu quả khôn lường cho xã hội. Những hậu quả này có thể không dừng lại ở hiện tại mà xuyên thấm sang nhiều thế hệ tiếp theo, ông Hòa nhấn mạnh.

Gia tăng sách “lậu”

Ở lĩnh vực phát hành hành ấn bản phẩm hiện đang tồn tại nhiều vấn đề nan giải. Trên thị trường đã có hiện tượng tổ chức, cá nhân hoạt động in sách “lậu” mua hóa đơn bán hàng trực tiếp của các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh sách để hợp thức hóa số sách “lậu” đưa vào các cửa hàng, siêu thị sách bày bán công khai và trở thành sách có hóa đơn, chứng từ nguồn gốc hợp pháp. Tuy vậy, do chưa có chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi mua bán hóa đơn này. Theo nhận xét của Cục Xuất bản, In và Phát hành, việc phát hành xuất bản phẩm không rõ nguồn gốc, không có chứng từ, hóa đơn hợp lệ, không có phát hành đang có chiều hướng gia tăng, tập trung ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Điều này đã tiếp tay cho tình trạng in lậu, vi phạm bản quyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà xuât bản và người têu dùng.

Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành, việc triển khai thực hiện đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm còn chậm trễ, nhiều cơ sở phát hành chưa đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật xuất bản nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động ở một vài địa phương. Nóng bỏng hơn, một số một số xuất bản phẩm không kinh doanh có nội dung vi phạm Luật xuất bản, không thể hiện đúng chủ quyền quốc gia, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam vẫn xâm nhập vào nước ta bằng nhiều cách; Một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc việc thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu để kinh doanh. Bên cạnh đó, đã xuất hiện lấy sách trên mạng internet in ra thành sách hoặc đăng tải trên mạng cá nhân các tác phẩm có nội dung sai trái, không phù hợp diễn ra ngày càng phức tạp.

Cần triển khai mạnh hướng khắc phục

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như sự bất cập giữa Luật Xuất bản, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Ngân sách và các quy định pháp luật khác đã dẫn đến tình trạng một số chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm chưa được triển khai áp dụng đồng bộ. Sự không thống nhất về mô hình hoạt động giữa các nhà xuất bản dẫn đến khó áp dụng đồng bộ cơ chế chính sách cho các nhà xuất bản. Các nhà xuất bản luôn đứng trước những quyết định khó khăn giữa một bên là nhiệm vụ chính trị, một bên là hiệu quả SXKD của đơn vị.

Thêm vào đó, công tác phổ biến và cập nhật các quy định pháp luật trong hoạt động xuất bản chưa thường xuyên, kịp thời; Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và phẩm chất chính trị cho đội ngũ làm công tác xuất bản, phát hành chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Một bộ phận lao động trong lĩnh vực này bị thiếu hụt về kiến thức chuyên ngành, thiếu hiểu biết pháp luật, non kém về trình độ chính trị dẫn đến vi phạm trong hoạt động xuất bản.

Mặt khác, quy trình liên kết xuất bản của phần lớn các nhà xuất bản chưa được thức hiện chặt chẽ. Việc khoán gọn cho biên tập viên hoặc chi nhánh của một số nhà xuất bản đã dẫn đến nhiều sai phạm nghiêm trọng

Hội nghị kiến nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản. Bên cạnh đó, các cơ quan chủ quản cần xác định vị trí, vai trò của nhà xuất bản, đồng thời thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản đã được quy định tại Luật Xuất bản.

Thu Hằng

Tin mới

Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch
Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch

Ông Kevin Hogan, Bộ trưởng phụ trách về thương mại và du lịch cho rằng, Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt trong xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch.

PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số
PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số

Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) thực hiện chuyển đổi số trong việc cung cấp các dịch vụ điện đối với các khách hàng có nhu cầu về điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần đưa tỉnh nhà trở thành một trong những địa phương trong cả nước đi đầu về chuyển đổi số ở cả ba lĩnh vực là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?
Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?

Luật Đất đai 2024 đã dành một chương quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá" đang diễn ra hiện nay?

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.