Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp?

Tại hội nghị “Ổn định kinh tế và cạnh tranh doanh nghiệp” nhiều giải pháp để phát triển kinh tế và thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh các doanh nghiệp đã được đưa ra.

Ngày 15/5/2019, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị “Ổn định kinh tế và cạnh tranh doanh nghiệp”.

Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp để phát triển kinh tế và thúc đẩy sự phát triển, cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như tạo cơ hội cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu tư chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng hợp tác để đưa nền kinh tế phát triển ổn định.

Theo ông Nguyễn Hồng Hải, Cục An ninh kinh tế, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã có sự phát triển mạnh với hơn 700.000 doanh nghiệp hoạt động trên khắp các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp? - Hình 1

Toàn cảnh Hội nghị “Ổn định kinh tế và cạnh tranh doanh nghiệp”.

Tuy nhiên, để có được sự phát triển như vậy, đã có sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường; trong đó, tồn tại một dạng cạnh tranh mà pháp luật phải điều chỉnh, đó là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Theo ông Nguyễn Hồng Hải, cạnh tranh không lành mạnh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế từ hoạt động ngân hàng, tài chính đến sản xuất, thương mại, dịch vụ...

Tuy nhiên, vì lợi ích mà nhiều nhà kinh doanh đã bất chấp, sử dụng các phương thức kinh doanh không lành mạnh. Có thể kể đến như việc xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

Ông Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh, cạnh tranh có tác dụng đổi mới, thúc đẩy sản xuất, là động lực để tăng trưởng kinh tế nhưng sử dụng các phương thức cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hành lang pháp lý ngăn ngừa và xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được xây dựng.

Đặc biệt, Luật Cạnh tranh 2018 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế, mở rộng phạm vi điều chỉnh để điều tra, xử lý toàn diện mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh.  

Phân tích dưới góc độ kinh tế vĩ mô, ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế thuộc nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, để nâng cao sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, có chiến lược phát triển kinh doanh, thị trường và thương hiệu.

Trong phát triển nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần chú trọng lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, nhất là kiến thức về kinh doanh số và ngoại ngữ; tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ trong bối cảnh kinh tế số, kinh doanh số.

Theo ông Cấn Văn Lực, các doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn, chuẩn mực theo các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đảm bảo hưởng tối đa các ưu đãi như: tiêu chí về xuất xứ hàng hóa và nguồn nguyên liệu; các vấn đề về an toàn thực phẩm và môi trường, các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền…

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt cần liên kết chặt chẽ với đại sứ quán, Hội người Việt Nam tại nước sở tại để tăng cường kết nối với chính quyền, doanh nghiệp của nước sở tại, từ đó xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường, sử dụng nhân lực tại nước sở tại…

Đặc biệt để tăng khả năng chống chịu đối với cú sốc bên ngoài, bản thân doanh nghiệp phải nâng cao năng lực quản trị, đặc biệt là quản trị tài chính, cấu trúc vốn và đòn bẩy tài chính; chủ động tìm hiểu và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính (tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa) như các công cụ tài chính phái sinh, xây dựng phương án dự phòng và kịch bản ứng phó khi cú sốc xảy ra.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.