Trang phục người Dao đỏ Sa Pa. Ảnh ST
Trang phục người Dao đỏ Sa Pa. Ảnh ST.

Các di sản gồm: Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Pa Dí, huyện Mường Khương; nghệ thuật trang trí trên trang phục người Dao đỏ huyện Sa Pa; nghi lễ Naox Lungx (cúng rừng) của người Mông, huyện Si Ma Cai; nghi lễ Mo thổ công bản (Cúng thổ công bản) của người Tày, huyện Văn Bàn; lễ Cúng rừng của người Giáy, huyện Văn Bàn; nghi lễ Then Khoăn (Cầu thọ) của người Tày, huyện Văn Bàn; Lễ hội đua ngựa Bắc Hà; nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông hoa huyện Bắc Hà, nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Nùng Dín huyện Mường Khương; nghề làm tranh thờ của người Dao đỏ thị xã Sa Pa; Lễ hội Xuống đồng dân tộc Tày huyện Văn Bàn, loại hình Lễ hội truyền thống; Lễ cầu làng “Áy lay” người Dao họ huyện Văn Bàn, loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng; Khắp Nôm dân tộc Tày huyện Văn Bàn, loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian; Chạm khắc bạc người Dao đỏ huyện Sa Pa, loại hình nghề thủ công truyền thống; Trống trong nghi lễ của người Mông huyện Mường Khương, loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng…

Lào Cai có 02 di sản được UNESSCO ghi danh vào Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, gồm: “Kéo co nghi lễ dân tộc Tày, Giáy” nằm trong hồ sơ liên quốc gia “Nghi lễ và trò chơi kéo co” (gồm 4 nước: Việt Nam, Campuchia, Philippines và Hàn Quốc) và hồ sơ “Nghi lễ Then dân tộc Tày” nằm trong Hồ sơ “Thực hành nghi lễ then Tày - Nùng - Thái”.

Các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh đã phát huy giá trị, trở thành tài nguyên quý giá trong phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyễn Mạnh