Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Lỗ hổng” trong hệ thống phân phối

Bán lẻ là mắt xích quan trọng của hệ thống phân phối nội địa của Việt Nam. Tuy nhiê

Việt Nam: “Cơn bão” bán lẻ!

Bán lẻ là mắt xích quan trọng của hệ thống phân phối nội địa của Việt Nam. Tuy nhiên, trước thời cơ mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ thì các DN nội địa vẫn lúng túng…

Thiếu chiến lược phát triển

Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ về thị trường bán lẻ để các DN đầu tư. Đối với thị trường có tổng dân số trên 90 triệu người, ngành bán lẻ nội địa hoàn toàn có tiềm năng về tăng trưởng. Tuy nhiên, cuộc đua đang có phần nghiêng về DN ngoại như Metro, BigC, LotteMart…, trong khi DN nội rất mờ nhạt.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam lên tiếng, hệ thống phân phối bán lẻ trong nước bộc lộ nhiều hạn chế. Trước hết là do chúng ta chưa có một chiến lược rõ ràng về phát triển bán lẻ (từ tiền vốn, chính sách, đất đai đến sự liên kết…). Nguồn nhân lực chưa qua đào tạo (có đến 70% không được học về bán lẻ) nên tổ chức thương mại ở các siêu thị rất yếu. Sản xuất đầu vào bán lẻ còn nhỏ lẻ, manh mún, hao hụt nhiều, liên kết sản xuất - phân phối giữa các vùng, miền kém...

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội, tại các siêu thị, thiếu tính liên kết với nhà sản xuất, các siêu thị cạnh tranh theo kiểu tranh mua, tranh bán nguồn hàng. Với quy mô nhỏ, hàng hóa mua với số lượng ít, phải mua chủ yếu qua đại lý, trong khi DN nước ngoài có quy mô lớn, quan hệ với nhà cung cấp tốt nên luôn mua được giá gốc đã khiến cuộc cạnh tranh về giá giữa các siêu thị nội và ngoại ngày càng gay gắt hơn.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, nhiều DN bán lẻ nội đang làm ăn thiếu tính bài bản và chuyên nghiệp, dẫn đến thua lỗ và phải rút điểm bán. Từ việc xây dựng chiến lược, tổ chức nguồn hàng cho đến thiết kế gian hàng, trưng bày, bán hàng, hay văn hóa phục vụ… nhằm xây dựng chuỗi cung ứng để mua tận gốc với giá cả cạnh tranh và chất lượng ổn định, tạo nên sự chuyên nghiệp trong kinh doanh, các DN Việt Nam đều rất yếu kém. DN, nông dân bị chèn ép.

Ông Phú dẫn ra câu chuyện thực tế mới đây nhất để minh chứng cho chuỗi liên kết giữa sản xuất và phân phối của chúng ta rất lỏng lẻo: Tôi được biết, lượng đường trong nước sản xuất đang tồn kho khá lớn. Giá thành bán ra tại nơi sản xuất chỉ khoảng 13.000 - 14.000 đồng/kg, nhưng giá tại các siêu thị là trên 20.000 đồng/kg.

Câu chuyện ở đây là các siêu thị không thể mua được hàng hóa trực tiếp từ nơi sản xuất mà phải qua 2 - 3 “cầu” trung gian. Qua mỗi “cầu” như vậy, từ tổng đại lý đến đại lý cấp 1, cấp 2, mỗi lần giá lại được đẩy thêm 15%. Cuối cùng, người tiêu dùng thiệt thòi, người hưởng lợi cũng không phải là nông dân mà chính là các đại lý, các khâu trung gian. Chuyện này xảy ra khá phổ biến, đặc biệt đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thủy sản…

“Một vấn đề rất lớn khác của ngành bán lẻ lâu nay đó là để quyền lực của các nhà phân phối quá lớn. Nhiều DN sản xuất bức xúc vì nhiều siêu thị đòi chiết khấu quá cao. Trung bình, để DN đưa được hàng vào siêu thị, họ phải chấp nhận “chi” cho siêu thị từ 20% - 30% chiết khấu, thậm chí có siêu thị đòi lên đến 42%. Không chỉ có chiết khấu, các DN còn phải chịu chi phí tạo mã. Ví dụ, một gói thạch có giá 16.000 đồng, để vào được siêu thị, DN lại phải đóng tiền để tạo mã đó lên tới 100 USD (tương đương 2,1 triệu đồng). Chưa kể các chi phí ngoài, chi phí trong để phục vụ siêu thị”, ông Phú nói.

Nhiều DN do muốn đưa hàng vào siêu thị nên dù có bị ép chiết khấu, ép tạo mã thì DN vẫn cố đưa hàng vào. Tất nhiên, DN đó cũng sẽ phải tính vào giá thành sản phẩm. Làm như vậy, giá sẽ cao vọt, người tiêu dùng lãnh đủ. Cũng có nhiều nhà cung ứng, khi siêu thị ép giá, họ quay sang ép ngược trở lại với nông dân…

Nhiều trung tâm thương mại ế ẩm

2014 được xem là một năm có nhiều biến động đối với thị trường bán lẻ hiện đại trong nước nói chung và của Hà Nội nói riêng, hoạt động kinh doanh của các trung tâm thương mại (TTTM) trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Theo ông Vũ Vinh Phú, thị phần của các loại hình bán lẻ hiện đại đang được coi là động lực phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam tại Hà Nội - đang ở mức thấp. Hiện nay, mức lưu chuyển hàng hóa qua kênh phân phối bán lẻ hiện đại khoảng trên 15%, còn lại là các kênh phân phối khác như qua chợ truyền thống, các đại lý nhà sản xuất… Chính vì vậy, quy hoạch về mạng lưới thương mại là rất yếu. Khu vực bán cá, bán rau quả thực phẩm… mà xây dựng như văn phòng, kính bịt kín mít, sao có thể hợp lý? Việc quy hoạch đâu là đại siêu thị, đâu là cửa hàng tự chọn, chợ dân sinh; chỗ nào cần xây mới, chỗ nào cần cải tạo… đều phải được cân nhắc, tính toán từ mật độ dân cư, khả năng kinh tế của người dân, vị trí, nguồn hàng, phù hợp đường giao thông thuận tiện và mạng lưới thương mại như cách chợ khác, siêu thị khác bao xa…

Xét về tổng thể, việc các TTTM trong những năm qua liên tục phát triển với mật độ cao, đặc biệt là việc Tập đoàn Vingroup khánh thành, đưa vào sử dụng 2 khu tổ hợp TTTM lớn là Royal City và Times City. Điều này cho thấy thị trường Hà Nội vẫn được đánh giá cao, vẫn đang là điểm đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có hiện trạng là việc các TTTM đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh thời gian qua, đặc biệt tại phân khúc các TTTM cao cấp, mới đây nhất (1/2015) là trường hợp TTTM Parkson Lankmark 72 tạm ngừng các hoạt động kinh doanh.

Khó khăn, thách thức do đâu?

Theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Một là, hạ tầng thương mại hiện đại chỉ tập trung tại khu vực nội thành, số lượng không cao do sức mua bán đối với các loại hình này còn thấp.

Hai là, mặt bằng bán lẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các nhà bán lẻ, Hà Nội trong năm 2014, tuy chứng kiến rất nhiều sự gia nhập thị trường bất động sản cho thuê mặt bằng kinh doanh thương mại nguồn cung dồi dào, nhưng thường lại tập trung vào mặt bằng bán lẻ trung và cao cấp, trong khi đại đa số các DN bán lẻ vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ luôn vất vả tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính của mình. Việc thuê lại mặt bằng của các TTTM với giá thành cao - vô tình đã đẩy giá cả hàng hóa trong các TTTM cao hơn mặt bằng chung so với các loại hình bán lẻ khác dẫn đến không hấp dẫn được đại đa số người tiêu dùng đến mua sắm.

Ba là, yếu tố sức mua. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến sức mua của đại đa số tầng lớp người tiêu dùng Việt Nam và Hà Nội, khả năng chi trả của người tiêu dùng thực tế trong thời gian vừa qua đã nói lên sức mua ảm đạm trong các TTTM…

“Kênh phân phối vốn được xem là khâu yếu nhất của chuỗi cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng của các DN Việt sẽ cải thiện nếu DN sản xuất cung cấp hàng hóa chất lượng bảo đảm, tính thẩm mỹ theo kịp thị hiếu, hàng hóa có giá cả phù hợp với từng phân khúc người tiêu dùng thì người Việt chắc chắn sẽ tìm đến DN bán lẻ Việt Nam”, ông Phú nhận định.

Bài 3: Phát triển đồng bộ hệ thống bán lẻ

Hoan Nguyễn

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.