Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mối "duyên nợ" của Dragon Capital, Masan và Núi Pháo

Dragon Capital từng là cổ đông cũ của Masan nhưng đã bán hết cổ phiếu này vào năm 2016 – đúng quãng thời gian MSN rơi xuống đáy – và sau 2 năm, mua lại khi cổ phiếu đang trên đường chinh phục đỉnh lịch sử.

Mối

Biến động giá cổ phiếu Masan trong 3 năm

Ngày 22/3/2018, 18 triệu cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan đã được chuyển nhượng từ quỹ ngoại MRC Ltd sang cho 8 nhà đầu tư khác thông qua Trung tâm lưu ký Chứng khoán. Trong đó 4 quỹ ngoại thuộc quản lý của Dragon Capital nhận về 7,5 triệu cổ phiếu.

Động thái này gây chú ý bởi Dragon Capital từng là một trong những cổ đông nước ngoài lớn nhất của Masan nhưng đã bán hết cổ phiếu này vào năm 2016 – đúng quãng thời gian MSN rơi xuống đáy – và sau 2 năm, mua lại khi cổ phiếu đang trên đường chinh phục đỉnh lịch sử.

Câu chuyện của Dragon Capital (DC) và khoản đầu tư vào Masan bắt đầu từ năm 2010 trong thương vụ đổi quyền sở hữu tại mỏ Núi Pháo lấy cổ phiếu. 

Theo những thông tin được ghi nhận từ báo chí, vào giữa thập niên 1990, công ty khoáng sản Tiberon Minerals của Canada phát hiện ra khu vực Núi Pháo, huyện Đại Từ, Thái Nguyên là một mỏ đa kim có trữ lượng lớn với các khoáng sản có giá trị cao, gồm vonfram, bismut và florit. Khi đi vào hoạt động, mỏ Núi Pháo sẽ trở thành nhà cung cấp vonfram và bismut lớn nhất và nhà cung cấp florit lớn thứ 2 bên ngoài Trung Quốc.

Sau một thời gian dài thăm dò và lập dự án, đến đầu năm 2004, liên doanh Nuiphaovica – do Tiberon sở hữu 70%, phần còn lại thuộc về 2 đối tác Việt Nam – đã nhận được giấy phép đầu tư và được cấp giấy phép khai thác năm 2005. Năm 2007, Tiberon đã bán lại cổ phần tại Núi Pháo cho DC nhưng dự án đã phải tạm dừng khai thác vào năm 2008.

Sự khó khăn trong việc khai thác Núi Pháo là cơ hội để ông Nguyễn Đăng Quang, khi đó đang là Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Chủ tịch tập đoàn Masan tham gia vào dự án Núi Pháo. Masan thông qua Masan Horizon đã mua lại toàn bộ 70% cổ phần tại Công ty Núi Pháo từ tay DC vào năm 2010. 

2 bên Masan – Dragon Capital ban đầu sử dụng một hợp đồng quyền chọn mua – bán phức tạp để hoán đổi cổ phần của Masan cho DC để lấy cổ phần tại Núi Pháo và thậm chí tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital tại Masan còn được điều chỉnh theo giá Vonfram.

Tuy nhiên các hợp đồng này đã được thay thế bằng một hình thức khác đơn giản hơn là hối phiếu nhận nợ.

Cụ thể, phần vốn của Dragon Capital tại Núi Pháo được hoán đổi bằng một khoản hối phiếu nhận nợ có giá trị là 2.855,8 tỷ đồng, bao gồm thanh toán bằng tiền mặt với giá trị là 893,4 tỷ đồng. Phần còn lại trị giá 1.962 tỷ đồng được được cấn trừ bằng cách phát hành 29,77 triệu cổ phiếu phổ thông của Masan Group với giá phát hành được ấn định từ năm 2010 là 65.915 đồng.

Nhóm cổ đông liên quan đến Dragon Capital khi đó bao gồm Vietnam Resource Investments (Cayman) Ltd –quỹ đầu tư nắm giữ cổ phần tại mỏ Núi Pháo được quản lý bởi Dragon Capital, quỹ VEIL, Amersham Industries Lts (quỹ VGF) và Dragon Capital Markets Ltd.

Cùng với 2,78 triệu cổ phiếu nắm giữ từ trước, sau đợt phát hành này, nhóm cổ đông liên quan đến Dragon Capital nắm giữ tổng cộng 32,56 triệu cổ phiếu, tương đương 4,38% cổ phần của Masan Group.

Khi đó, Tiberon Minerals vẫn nắm khoảng 11,8% cổ phần của Masan Resources – công ty lúc này đã sở hữu 100% lợi ích của mỏ Núi Pháo. Sau đó, Masan Group đã ký một thỏa thuận để mua lại số cổ phần Masan Resources mà Tiberons nắm giữ với số tiền 928,56 tỷ đồng, giao dịch thực hiện trong năm 2014.

Tháng 9/2015, VEIL và VGF sáp nhập với nhau. Báo cáo cuối năm 2015 của DC cho biết, khoản đầu tư vào Masan chỉ còn trị giá 10 triệu USD (tương đương 2,7 triệu cổ phiếu). Như vậy, DC đã bán gần hết MSN trong năm 2015. Trước đó, tại thời điểm cuối năm 2014, 2 quỹ này nắm khoảng 100 triệu USD (tương đương 27 triệu cổ phiếu).

DC chính thức chia tay Masan vào năm 2016. Quãng thời gian 2015 – 2016 là giai đoạn buồn chán nhất của cổ phiếu MSN và cũng là vùng giá đáy của cổ phiếu này.

Sự trở lại của DC tại Masan lần này diễn ra khi cổ phiếu MSN đã có một quá trình tăng giá ấn tượng kéo dài từ giữa năm 2017 cho đến nay. Cổ phiếu đã vượt đỉnh lịch sử, gia nhập câu lạc bộ thị giá trên 100.000 đồng và quá trình tăng giá vẫn chưa gặp trở ngại nào đáng kể.

Từ ngày DC nhận chuyển nhượng cổ phiếu MSN đến nay, MSN cũng tăng thêm 10% và đạt giá trị vốn hóa  hơn 5 tỷ USD.

Một quỹ khác là PENM cũng phải mua lại MSN sau khi đã thoái vốn vào những năm trước đó.

 Theo Trí thức Trẻ

Bài liên quan

Tin mới

Quản lý thị trường Vĩnh Phúc tạm giữ gần 4.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
Quản lý thị trường Vĩnh Phúc tạm giữ gần 4.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Gần 4.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu vừa bị lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện và tạm giữ khi tiến hành kiểm tra một đơn vị kinh doanh trên địa bàn huyện Tam Dương.

Bắc Ninh thu hút đầu tư chọn lọc, chất lượng cao
Bắc Ninh thu hút đầu tư chọn lọc, chất lượng cao

Năm 2023 tiếp tục được xác định là năm gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài (vốn là thế mạnh của tỉnh Bắc Ninh) do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới. Vì thế, ngay từ những ngày đầu năm, các cơ quan chức năng tỉnh chủ động đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư chất lượng cao vào các khu công nghiệp mới đi vào hoạt động.

Bắc Giang sử dụng căn cước công dân thay thẻ bảo hiểm y tế
Bắc Giang sử dụng căn cước công dân thay thẻ bảo hiểm y tế

Cùng với cả nước, ngành Y tế Bắc Giang đang tập trung thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06).

Ngày 21/03, bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng
Ngày 21/03, bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh suy yếu, kết hợp với tác động của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây hình thành và phát triển. Ngày 21/03, vùng áp thấp nóng phía tây vẫn có xu thế phát triển và mở rộng hơn.

VN-Index hôm nay sẽ có quán tính giảm điểm, nhà đầu tư chủ động đưa tài khoản về mức an toàn
VN-Index hôm nay sẽ có quán tính giảm điểm, nhà đầu tư chủ động đưa tài khoản về mức an toàn

Trong phiên giao dịch hôm nay 21/03, VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.015 – 1.020 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.005 – 1.010 điểm.

EVN tổ chức Hội nghị trao đổi với chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp
EVN tổ chức Hội nghị trao đổi với chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp

Với tinh thần khẩn trương và chủ động bàn giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về hợp đồng mua bán điện đối với các dự án chuyển tiếp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổ chức Hội nghị trao đổi với chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp.