Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới

Báo cáo xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030 của Bộ Công Thương nhận định, tái cơ cấu ngành giai đoạn 2011-2020 đóng góp khoảng 42% vào GDP (trong đó, công nghiệp chiếm 27,54%; thương mại trong nước chiếm 11,66% và xuất nhập khẩu chiếm 2,5%).

Báo cáo xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030 của Bộ Công Thương nhận định, tái cơ cấu ngành giai đoạn 2011-2020 đóng góp khoảng 42% vào GDP (trong đó, công nghiệp chiếm 27,54%; thương mại trong nước chiếm 11,66% và xuất nhập khẩu chiếm 2,5%).

Sau gần 10 năm ngành Công Thương đóng góp khoảng 42% vào GDP

Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ được nhìn nhận là chưa thực sự phát triển. Thực tế cho thấy công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu - đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực như điện tử; dệt may; da - giày - túi xách; sản xuất, lắp ráp ô tô...

Khi dịch bệnh COVID-19 bùng nổ tại các quốc gia cung ứng linh phụ kiện sản xuất chủ yếu cho Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản..., ngành công nghiệp trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo đảm các yếu tố đầu vào sản xuất. Phải đến khi các quốc gia nêu trên đã qua đỉnh dịch, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu nhập khẩu cho các ngành sản xuất của Việt Nam mới được phục hồi. Chính vì vậy, trong dự thảo Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao, nhóm 15 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Trong đó, Bộ Công Thương đã đặt ra mục tiêu có ít nhất 20 sản phẩm có lợi thế cạnh tranh xây dựng được thương hiệu trên trường quốc tế và cải thiện được vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu; công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu nội địa; tỷ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp đạt trên 45%.

Mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới
Mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.

“Tái cơ cấu ngành giai đoạn 2011-2020 đã mang lại nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, sau gần 10 năm, ngành Công Thương đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng, là động lực cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 42% vào GDP (trong đó, công nghiệp chiếm 27,54%; thương mại trong nước chiếm 11,66% và xuất nhập khẩu chiếm 2,5%), báo cáo xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030 của Bộ Công Thương nhận định.

Cũng theo báo cáo đánh giá, ngành công nghiệp của Việt Nam mới phát triển về chiều rộng mà chưa phát triển về chiều sâu, tiến trình công nghiệp hóa trong công nghiệp thực hiện chậm. Cộng với đó, năng lực tự chủ của ngành công nghiệp còn chưa cao, Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết nguyên, vật liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp lớn, như: Dệt may, da giày, điện tử Việt Nam nhập khẩu hơn 90% nguyên liệu và phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…

Mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước có công nghiệp hiện đại

Trong dự thảo Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu đến năm ­­

Đề án đặt mục tiêu phấn đấu nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào năm 2030 đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP tăng lên khoảng 30%; tỷ trọng công nghiệp chế tạo trong GDP tăng lên khoảng 20%; giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%.

Còn tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.

Ngoài ra, ngành Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh tái cấu trúc khu vực kinh tế nhà nước thông qua việc hoàn thành quá trình cơ cấu lại sở hữu doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Công Thương; đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa; xử lý cơ bản dứt điểm các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương...

Theo Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu tháng thứ 4 tăng liên tiếp. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực chính.

Kể từ khi Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" ban hành, chỉ số sản xuất công nghiệp liên tiếp tăng, cho thấy tính ổn định của các nhà máy và người lao động đã yên tâm trở lại sản xuất, đặc biệt là một số lĩnh vực trọng điểm như chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện...

Minh An (T/h)

Nguồn Chính phủ

Bài liên quan

Tin mới

CNG Việt Nam: Hết quý I mới hoàn thành 1,5% mục tiêu của năm
CNG Việt Nam: Hết quý I mới hoàn thành 1,5% mục tiêu của năm

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 dự kiến tổ chức vào ngày 24/5 tới đây, CTCP CNG Việt Nam (mã CNG) sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận giảm đến 19% so với năm trước.

Đắk Lắk khám, phẫu thuật mắt miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Đắk Lắk khám, phẫu thuật mắt miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Thông tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk, trong 3 ngày (từ ngày 17 - 19/5), Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã phối hợp với Hiệp hội Phòng chống mù lòa Châu Á - Thái Bình Dương (APBA) triển khai hoạt động khám, phẫu thuật miễn phí đục thủy tinh cho gần 200 bệnh nhân trên địa bàn.

Tư vấn Xây dựng điện 2 cùng CTCP Gunkul Việt Nam ký kết hợp đồng mới
Tư vấn Xây dựng điện 2 cùng CTCP Gunkul Việt Nam ký kết hợp đồng mới

Mới đây, Chi nhánh Vận hành và Bảo trì Nhà máy điện (POM) – đơn vị trực thuộc của CTCP Tư vấn Xây dựng điện 2 – PECC2 (mã TV2) đã cùng CTCP Gunkul Việt Nam ký kết hợp đồng mới.

Cần phổ biến Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung rộng rãi và phá bỏ tư duy cục bộ địa phương
Cần phổ biến Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung rộng rãi và phá bỏ tư duy cục bộ địa phương

Sáng 19/5, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tổ chức công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Gia Lai xử phạt 3 hộ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trái phép
Gia Lai xử phạt 3 hộ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trái phép

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai, đơn vị vừa phát hiện một số vụ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trái phép. Theo đó, với vi phạm trên, 3 hộ kinh doanh đã bị xử phạt 49.000.000 đồng.

Xử phạt hơn 100 triệu đồng đối với 15 cơ sở kinh doanh thuốc tân dược
Xử phạt hơn 100 triệu đồng đối với 15 cơ sở kinh doanh thuốc tân dược

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh dược.