Theo đó, đã có năm trường hợp dây điện bị hỏng gây ra hỏa hoạn và hư hỏng tài sản nhưng không có thương tích về người, CPSC cho biết. Các thiết bị bị ảnh hưởng thuộc bốn thương hiệu nói trên đã được bán trong khoảng thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 5/2015. CPSC trước đó đã thu hồi 149.000 đơn vị vào tháng 10/2015, nhưng các tai nạn vẫn tiếp tục xảy ra.
Mẫu máy rửa bát của các hãng gây sự cố
Được biết, Bosch đã đưa ra tuyên bố khuyến cáo khách hàng nên kiểm tra máy rửa bát ngay lập tức và báo cáo cho nhà phân phối. Người dùng có thể kiểm tra danh sách các mô hình bị ảnh hưởng trên website hãng và tìm kiếm số model trên thiết bị từ bảng điều khiển của sản phẩm.
Về sự cố xảy ra, Công ty đã thừa nhận có gần 270 vụ hỏa hoạn gây ra bởi lỗi này trong nhiều năm qua và 14 trường hợp được cho là "nghiêm trọng". Dù khẳng định con số này là "quá nhiều" song hãng vẫn bác bỏ đây là một mối nguy hiểm về an toàn trên diện rộng. Lý do được đưa ra là số vụ việc vẫn có "tỷ lệ rất thấp" so với số hàng được bán ra. Bosch cũng cho hay lỗi này liên quan đến quá trình hàn bảng điều khiển của thiết bị.
Bên cạnh đó, sự kiện này cũng gây ra mối lo lắng cho rất nhiều gia đình bởi không ít thiết bị gia dụng cũng đang tiềm ẩn các nguy cơ nguy hiểm. Trước đó, một số nhãn hiệu bếp điện tử, tủ lạnh và máy sấy tiệt trùng cũng đã đưa ra cảnh báo về an toàn. Một nhóm các nhà sản xuất, nhóm người tiêu dùng và cơ quan an toàn đang kêu gọi một cuộc cải tổ toàn diện trên cả hệ thống.
Số liệu ghi nhận trong ngành cho thấy trung bình có ít hơn một phần năm sản phẩm điện bị lỗi do các nhà sản xuất được thu hồi. Rất nhiều người tiêu dùng cũng thường bỏ qua các thông tin cảnh báo và thu hồi sản phẩm từ nhà sản xuất.
Cao Huyền - Phương Thảo