# Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Niềm vui tuổi già khi đều đặn nhận lương hưu hàng tháng
Từng có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần, nhưng nghe lời khuyên của cán bộ bảo hiểm xã hội và cân nhắc nhu cầu của bản thân, ông Trần Hoàng Thành (phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) đã quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng những tháng còn thiếu để hưởng lương hưu.
Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương
Qua 27 năm hình thành và phát triển, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Để đạt được những kết quả đó, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành; sự nỗ lực của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn là sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.
Năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm đột phá của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trong năm 2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt mục tiêu đạt khoảng 40,2% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội; khoảng 31,7% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp và khoảng 93,2% dân số tham gia bảo hiểm y tế; đạt và vượt số thu được giao; đồng thời giảm tỷ lệ nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp dưới mức 2,91%...
Đề xuất phương án giải quyết chế độ cho người lao động tại các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có Công văn số 386/BHXH-CSXH gửi Bộ LĐ-TB&XH đề xuất phương án giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội.
Bắc Giang: Sớm triển khai Tháng cao điểm vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện năm 2023
Năm 2023, tỉnh Bắc Giang phấn đấu có khoảng 5,3% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (tăng mới hơn 11.000 người), đưa tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện toàn tỉnh lên trên 52.000 người.
Lợi ích thiết thực khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn của Đảng và Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân không chỉ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng, mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực, như: Có cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để đảm bảo cuộc sống và chăm sóc sức khỏe khi hết tuổi lao động; người thân được nhận chế độ tử tuất khi chẳng may người tham gia qua đời...
Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện: Nhiều mô hình thiết thực, lan tỏa chính sách an sinh
Với ý nghĩa thiết thực giúp mọi người dân đều có cơ hội được hưởng chính sách hưu trí để đảm bảo an sinh khi về già, nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Bến Tre, Hà Tĩnh, đã có các cách làm hay, mô hình sáng tạo nhằm giúp người dân, nhất là nông dân, người lao động tự do có ý thức chủ động tiết kiệm tài chính, tích lũy khi trẻ, vui khỏe khi già nhờ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: “Giá đỡ” an sinh giúp người lao động tự do có lương hưu khi về già
Doanh nghiệp cắt giảm lao động khiến người lao động mất việc làm và không còn thuộc diện được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, do hiểu được tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, rất nhiều người lao động đã tiếp tục ở lại “lưới an sinh” bằng cách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Nhân rộng điển hình tiên tiến, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới toàn dân
Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước của ngành BHXH Việt Nam, thời gian qua, các địa phương đã sáng tạo triển khai, nhân rộng nhiều mô hình, giải pháp hay, hữu ích; nhiều gương điển hình tiêu biểu đã đóng góp tích cực cho công tác an sinh xã hội với những việc làm cụ thể, thiết thực, mang giá trị thực tiễn cao… giúp người dân hiểu đúng, hiểu sâu để chủ động, tích cực tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 38/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030, nhằm phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tốt các chế độ, chính sách về bảo hiểm cho người lao động và Nhân dân.