# tín dụng
Xây dựng chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ phát triển thủy sản
Thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các chính sách về tài chính, tín dụng và thương mại sẽ được xây dựng và hoàn thiện để hỗ trợ phát triển thủy sản.
Cẩn trọng trước hiện tượng dễ dàng tiếp cận tín dụng bất động sản
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội đưa ra các nhận định khuyến cáo nhà đầu tư cẩn trọng trước hiện tượng dễ dàng tiếp cận tín dụng bất động sản, và cần tránh bị dao động trước các luồng thông tin thiếu minh bạch.
Tăng trưởng tín dụng năm 2021 có thể vượt mục tiêu 12%
Theo các chuyên gia kinh tế, tín dụng có thể tăng trưởng mạnh mẽ từ quý II và vượt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% năm 2021 do Ngân hàng Nhà nước đề ra.
VPBank ký kết thỏa thuận bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho Tập đoàn SMBC của Nhật Bản
VPBank thông báo đã ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui để bán 49% vốn điều lệ tại Công ty Tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) với mức định giá là 2,8 tỷ USD.Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do SMFG sở hữu 100% vốn, là pháp nhân đứng ra mua phần vốn góp này.
Tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng
Cuối tháng 4, dịch Covid-19 bùng phát trở lại ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tín dụng nói riêng. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tín dụng có thể tăng trưởng mạnh từ quý II/2021 trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt.
Ký kết thỏa ước tín dụng cho Dự án Nhà máy Thuỷ điện Ialy mở rộng
Ngày 29/6/2021, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã tổ chức Lễ ký kết Thoả thuận tín dụng cho khoản vay ưu đãi không bảo lãnh Chính phủ trị giá 74,7 triệu Euro cho Dự án Nhà máy Thuỷ điện Ialy mở rộng.
Ngân hàng Nhà nước dự báo lãi suất quý IV giảm nhẹ
Theo báo cáo điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý IV/2021 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện, lợi nhuận trước thuế cùng các kết quả hoạt động kinh doanh trong quý điều tra có chiều hướng “suy giảm” so với quý trước.
Từ nay đến cuối năm: Giảm thêm lãi suất sẽ gây bất ổn nền kinh tế
Theo nhận định của các chuyên gia, với việc tín dụng đã và đang hồi phục, lãi suất huy động sẽ không thể giảm thêm vì sẽ làm giảm sức hấp dẫn của kênh gửi tiết kiệm, gây ra những hệ lụy khác.
Các ngân hàng nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2021
Hiện nay, các địa phương đang dần gỡ bỏ lệnh giãn cách, đưa sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại. Dự báo hoạt động ngân hàng sẽ có nhiều triển vọng trong quý IV/2021.
Áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng cao
Các chuyên gia cho rằng trong dài hạn, việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu là rất cần thiết, khi đó lĩnh vực xử lý nợ xấu sẽ có văn bản luật riêng để điều chỉnh, các quy định xử lý nợ xấu sẽ có giá trị pháp lý cao hơn, giúp cho ngành ngân hàng và các cơ quan Nhà nước liên quan phối hợp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.
Tín dụng đối với nền kinh tế năm 2021 tăng 12,68%, so với năm 2020 tăng 14,57%
Thông tin trên được đại diện Ngân hàng Nhà nước công bố rộng rãi. Tính đến 22/12/2021, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,68% so với cuối năm 2020, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngành ngân hàng năm 2022 bước vào giai đoạn phát triển mới
Bước sang năm 2022, tác động của Covid-19 sẽ không còn làm gián đoạn chu kỳ phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng. Những lo ngại về rủi ro nợ xấu sẽ hạ nhiệt từ cuối quý I/2022 cùng với sự phục hồi của nền kinh tế sẽ là động lực cho các ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng, đạt lợi nhuận ổn định.
Không chủ quan với lạm phát, sẽ kiểm soát chặt tín dụng vào bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp
Đó là nội dung chính, quan trọng của Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022 vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng ký ban hành.
Xử nghiêm trường hợp ép mua bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Chỉ thị yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng trong năm 2022.
Kiểm soát chặt dòng tiền tín dụng đầu cơ vào bất động sản 2022
Giá nhà tại một số Quốc gia trên thế giới ví dụ như: Mỹ, Đức, và Anh đang cao hơn mức trước đại dịch lần lượt là 24%, 15% và 13%... Tại Việt Nam, các chuyên gia chỉ ra những yếu tố làm tăng giá bất động sản và cho rằng, xu hướng tăng là tự nhiên. Để thị trường phát triển lành mạnh, Ngân hàng Nhà nước đã chia sẻ quan điểm chỉ đạo dòng tín dụng vào bất động sản nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, bất thường trên thị trường này.
Chính sách tiền tệ của các nước thời gian tới sẽ khó dự đoán hơn?
Theo các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế, chính sách tiền tệ của các nước thời gian tới sẽ khó dự đoán hơn với các quốc gia trên thế giới, song các nước đều có sự thận trọng, “nuông chiều” nhất định với thị trường tài chính toàn cầu, không có các quyết sách quá sốc và chủ đạo vẫn là theo hướng thắt chặt hơn.
Tăng trưởng tín dụng của TP. HCM gần gấp đôi so với mức bình quân chung của cả nước
Hai tháng đầu năm 2022, mức tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tăng 3,54%, trên 2,93 triệu tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng gần gấp đôi so với mức bình quân chung của cả nước.
SSI: Lãi suất liên ngân hàng đã tạo đáy, tín dụng hồi phục mạnh mẽ
Lãi suất liên ngân hàng đang thiết lập mặt bằng mới, cao hơn nhiều so với bình quân trong năm 2021 dưới áp lực của tín dụng phục hồi, theo SSI.
Phát triển các dịch vụ thông tin trực tiếp cho khách hàng vay, đảm bảo tính minh bạch của thông tin tín dụng
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - CIC vừa là đầu mối dữ liệu tín dụng của ngành ngân hàng, là kênh thông tin quan trọng, hiệu quả cho hoạt động chỉ đạo, điều hành, thanh tra, giám sát và ra quyết định của ngân hàng. Bên cạnh đó, CIC góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng vay và đảm bảo tính minh bạch của thông tin tín dụng...
Kiểm soát chặt chẽ dòng tiền đầu cơ vào nhà đất, chứng khoán
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022. Trong đó Chính phủ nhấn mạnh đến việc hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ.