Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng cao

Các chuyên gia cho rằng trong dài hạn, việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu là rất cần thiết, khi đó lĩnh vực xử lý nợ xấu sẽ có văn bản luật riêng để điều chỉnh, các quy định xử lý nợ xấu sẽ có giá trị pháp lý cao hơn, giúp cho ngành ngân hàng và các cơ quan Nhà nước liên quan phối hợp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.

 

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Trải qua gần 5 năm đi vào thực tiễn, các quy định tại Nghị quyết 42 đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Tính đến cuối tháng 08/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 1.300 nghìn tỷ đồng nợ xấu; trong đó tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 31/8 là 424.100 tỷ đồng, đã xử lý được 364.100 tỷ đồng kể từ 15/08/2017-31/08/2021.

Tuy nhiên, 02 năm gần đây, dịch Covid -19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, kéo theo sự khó khăn của hệ thống doanh nghiệp.

Thông tin, tại hội thảo trực tuyến “Xử lý nợ xấu trong đại dịch Covid - 19 và hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý nợ xấu theo hướng Luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức ngày 24/11, đại diện các tổ chức tín dụng thừa nhận ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 đã khiến nợ xấu phình lên nhanh chóng, làm chậm tiến độ xử lý và giảm hiệu quả thu hồi nợ.

"Trong bối cảnh vừa chống dịch vừa sản xuất vừa đảm bảo an toàn, chắc chắn khó khăn của doanh nghiệp sẽ kéo theo khó khăn của các ngân hàng và dự kiến, nợ xấu sẽ tăng lên trong thời gian tới. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 03 Thông tư 01, 03, 14 quy định về cơ cấu nợ, giãn nợ. Trên 600.000 tỷ đồng đã được cơ cấu nợ, nhưng đây mới chỉ là số liệu bước đầu. Từ nay đến cuối năm hoặc sang năm 2022, con số này sẽ còn lên cao nữa, bởi dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Và bản chất nợ được cơ cấu là nợ xấu," ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết.

Đưa ra dẫn chứng tại hội thảo, ông Lê Trung Kiên, đại diện Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, cho biết trong giai đoạn triển khai Đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu 2016-2020, sự ra đời của Nghị quyết 42 đóng góp nhiều kết quả trong xử lý nợ xấu. Nợ xấu giảm từ 1,99% cuối năm 2017 xuống 1,91% năm 2018, 1,63% năm 2019. Tuy nhiên, đến năm 2020, con số này tăng trở lại lên 1,69% và cuối tháng Chín là 1,9%, gần như trở lại ban đầu của năm 2017 - trước khi có Nghị quyết 42.

Mặt khác, cũng theo ông Hùng, cuộc chiến chống Covid -19 xác định sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp, khó lường dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc bị phá sản; dự báo sau tháng 6/2022, một lượng không nhỏ các doanh nghiệp sẽ bị đứt gãy dòng tiền... "Vì vậy, vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu là cực kỳ quan trọng, nếu không có biện pháp có thể dẫn đến sự nguy hiểm của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng và nền kinh tế nói chung," ông Hùng nói.

Ông Vũ Minh Phương - Phó trưởng phòng Công nợ Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cũng thừa nhận ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 khiến nợ xấu của ngân hàng tăng lên nhanh chóng, trong khi tiến độ xử lý chậm và hiệu quả thu hồi nợ lại giảm.

Đồng quan điểm trên, ông Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng cho hay sự suy giảm khả năng tài chính của khách hàng, nhu cầu và năng lực của đối tác mua tài sản bảo đảm/khoản nợ giảm cũng là những nguyên nhân khiến nợ xấu ngân hàng tăng.

Thêm vào đó là việc hạn chế di chuyển, cách ly xã hội, quy định cách ly y tế; các dịch vụ liên quan đến hoạt động xử lý nợ bị tạm dừng; các dịch vụ công hỗ trợ cho công tác xử lý nợ cũng tạm dừng và đặc biệt, công tác khởi kiện, thi hành án tạm dừng... cũng là những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng tới tốc độ xử lý nợ xấu.

Trong 8 tháng của năm 2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng mới xử lý thu hồi được 90.100 tỷ đồng nợ xấu, chỉ đạt 63% so với bình quân giai đoạn 2016-2020; trong đó xử lý được 32.230 tỷ đồng tổng nợ xấu Nghị quyết 42.

Trong khi đó, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực chỉ trong chưa đến một năm nữa sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng còn lớn hơn. Do đó, theo các chuyên gia, cần xem xét việc kéo dài Nghị quyết 42 hoặc Luật hóa Nghị quyết 42, bởi việc luật hóa xử lý nợ xấu cũng là tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác thể chế, một trong ba đột phá chiến lược tiếp tục được Đại hội Đảng lựa chọn, thông qua.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng trong dài hạn, việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu là rất cần thiết, khi đó lĩnh vực xử lý nợ xấu sẽ có văn bản luật riêng để điều chỉnh, các quy định xử lý nợ xấu sẽ có giá trị pháp lý cao hơn, giúp cho ngành ngân hàng và các cơ quan Nhà nước liên quan phối hợp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.

Mong muốn của các tổ chức tín dụng là Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối để trình Chính phủ và Quốc hội sớm Luật hóa Nghị quyết 42.

“Việc luật hóa Nghị quyết 42 là rất cần thiết để hoàn thiện hành lang pháp lý, giúp các tổ chức tín dụng, với sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan, xử lý nợ xấu hiệu quả, thực chất, bền vững; các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) an tâm mua, bán các khoản nợ xấu/tài sản bảo đảm; nâng cao ý thức trả nợ của các khách hàng; cải thiện “cách nhìn” của xã hội, người dân đối với hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng,” ông Vũ Minh Phương nói.

Khánh Yên

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.