Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành tôm: Tạo cơ chế mới để đột phá

Với mục tiêu đạt 10 tỷ USD XK tôm, các DN và chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có nhiều điều kiện, nhưng quan trọng nhất đó là về chủ trương, cơ chế, chính sách, sự hỗ trợ của Nhà nước và chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất.

THCL Với mục tiêu đạt 10 tỷ USD XK tôm, các DN và chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có nhiều điều kiện, nhưng quan trọng nhất đó là về chủ trương, cơ chế, chính sách, sự hỗ trợ của Nhà nước và chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất.

Ngành tôm: Tạo cơ chế mới để đột phá - Hình 1

Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, con tôm là sản phẩm có giá trị, được ngành nông nghiệp lựa chọn là một trong các đối tượng chủ lực mang tính đột phá trong tái cơ cấu ngành thủy sản và nông nghiệp nói chung. Mục tiêu đến năm 2030, XK tôm đạt giá trị 10 tỷ USD.

Sản phẩm tôm và thủy sản nói chung đang là mặt hàng thực phẩm được ưa chuộng với thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn 7 tỷ người. Hiện chưa có ngưỡng giới hạn đối với sản phẩm tôm; giá tôm hầu như chưa bị rớt – chưa bị khủng hoảng. Đặc biệt, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, xâm nhập mặn phù hợp để mở rộng diện tích nuôi tôm hoặc nhiều diện tích cần chuyển đổi sang nuôi tôm để thích ứng, nhất là tại ĐBSCL.

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh: Việc đặt mục tiêu cho ngành tôm là chuyển hướng của việc tái cơ cấu của nông nghiệp Việt Nam trước tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Hiện nay, chúng ta nuôi tôm ở quy mô rộng, diện tích lớn, thời gian dài hơn, việc này thuận lợi để chuyển sang nuôi tôm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường, XK. Đây là sự chuyển hướng đúng đắn, bước đi sáng tạo, chúng ta cần hoan nghênh.

Cơ hội là rất lớn, tuy nhiên nhận định của không ít DN, khi chúng ta hội nhập sâu rộng, các hiệp định thương mại tự kèm theo đó là những “xương xẩu”. Tại Hội thảo “Tác động của các FTAs đối với thương mại XNK tôm Việt Nam” diễn ra gần đây, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho rằng, tương lai của con tôm Việt Nam trong thời hội nhập vẫn còn nhiều trắc trở.

Hội nhập kinh tế mở ra những cơ hội mới cho DN khi thuế suất được giảm, nhưng đồng thời các hàng rào kỹ thuật lại tăng lên. Bên cạnh đó là các yêu cầu về an sinh xã hội các điều kiện sản xuất cực kỳ khó khăn và DN phải tốn kém rất nhiều chi phí trong việc đáp ứng các yêu cầu này… để con tôm đến được người tiêu dùng.

Mặt khác, nuôi tôm hướng tới thương mại, vấn đề bảo hộ bản quyền cũng là thách thức lớn đối với DN. “Hầu hết các thiết bị, máy móc sản xuất tại các nhà máy chế biến hiện nay đều không có bản quyền. Do đó, bắt buộc chúng ta phải đầu tư từ máy móc thiết bị cho đến các phần mềm. Thậm chí, có khi phải sửa đổi cả một số luật thì DN mới có thể cạnh tranh lại đối thủ”, ông Quang nói.

Ngoài ra, trong hoạt động nuôi tôm, có những kháng sinh bị cấm, trong khi “đối thủ” của chúng ta được sử dụng; có những kháng sinh chúng ta sử dụng hạn chế thì họ lại sử dụng gấp nhiều lần.

TS. Lê Đăng Doanh chỉ ra hạn chế của ngành tôm là XK chủ yếu đông lạnh, trong khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng đòi hỏi phong phú, đa dạng. Do đó, giá trị gia tăng từ con tôm chưa khai thác triệt để, khiến tổng giá trị tôm chưa đạt so với tiềm năng.

Hơn nữa, thị trường thuận lợi, giá cao khiến xu hướng lạm dụng kháng sinh trong ngành tôm. Đây vẫn là một nhiệm vụ khó khăn đối với các nhà quản lý, khi mà ngành nuôi tôm Việt Nam vẫn còn dựa vào tự phát và một tỷ lệ lớn cơ sở nuôi tôm chỉ ở mức hộ gia đình, không phải là vùng có quy mô lớn, được đầu tư tốt về cơ sở vật chất, khoa học - kỹ thuật.

Một khó khăn nữa cần chỉ rõ đó là chất lượng tôm giống vẫn trôi nổi. Việc sử dụng tôm giống không đảm bảo chất lượng - một trong những nguyên nhân gây thiệt hại cho người nuôi tôm, ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển ngành nuôi tôm Việt Nam.

Đối với một số FTA được ký kết, tuy thuế suất về 0%, nhưng phải có hạn ngạch (quota) và phải đấu thầu nên vô hình chung, tôm Việt Nam tại các thị trường này, giá vẫn cao và rất khó cạnh tranh. Khi đấu thầu được thì độc quyền, không đấu thầu được thì không thể NK tôm. Đường nào cũng khó!

Quyết liệt đổi mới tư duy

Nhắc lại những bài học mang tính thay đổi về tư duy từ chuyến khảo sát nuôi tôm tại Ecuador, ông Lê Văn Quang cho rằng, trên thực tế, hoàn toàn không phải nuôi tôm mật độ cao mới cho năng suất cao, mà theo kinh nghiệm, nếu nuôi tôm ở mật độ thấp, vừa với sức tải môi trường mới là phương pháp hiệu quả.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao, lãnh đạo Tập đoàn Minh Phú đề xuất mở rộng diện tích nuôi tôm rừng ngập mặn theo hướng tập hợp và chuẩn hóa quy trình nuôi tôm của từng hộ dân. Việc làm này, sẽ giúp cho vấn đề truy xuất nguồn gốc và người dân không cần phải góp đất, mà chỉ cần ký hợp đồng cam kết nuôi tôm theo quy trình của DN yêu cầu.

Ông Quang khẳng định: Nếu có sự hỗ trợ của Chính phủ, địa phương, Minh Phú có thể phấn đấu đạt mốc XK tôm 2 tỷ USD vào năm 2021, sớm 5 năm so với mục tiêu đề ra (2026).

Với mục tiêu đạt 10 tỷ USD kim ngạch XK tôm, các DN nuôi tôm cho rằng, điều này đòi hỏi nhiều điều kiện, nhưng quan trọng nhất là về chủ trương, cơ chế, chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước. Các DN kiến nghị Chính phủ có biện pháp giảm giá điện cho sản xuất tôm, bởi chi phí này chiếm tới 15 - 20% giá thành. Bên cạnh đó, giảm lãi vay để khuyến khích các DN tiếp cận dễ dàng, thuận lợi hơn với nguồn vốn, mở rộng sản xuất.

Để đưa Việt Nam thực sự trở thành “công xưởng” ngành tôm thế giới, nhiều ý kiến đề nghị, Chính phủ cần sát cánh với DN trong xây dựng và bảo vệ những thương hiệu mạnh trong nước, tăng cường lợi thế XK.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam có đủ điều kiện và lợi thế phát triển ngành tôm. Chúng ta phải có một quyết tâm chính trị, giải pháp đồng bộ để đưa ngành tôm phát triển lớn mạnh, hiệu quả cao, đem lại đời sống cao hơn cho nông dân.

Vấn đề kỹ thuật mang tính cốt lõi: “Nuôi tôm chính là nuôi nước”, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ nguồn nước bằng cách ứng dụng khoa học - công nghệ để phòng tránh dịch bệnh cho tôm. Kiểm soát tốt tình trạng độc quyền nhóm trong việc cung cấp thức ăn và con giống cho ngành tôm, tránh phụ thuộc vào nước ngoài, khuyến khích mạnh mẽ các DN tham gia nhiều hơn nữa vào quy trình này”.

Thủ tướng mong muốn, các nhà chuyên môn tham vấn chặt chẽ cho bà con để định hướng phát triển sản phẩm theo từng vùng, miền, loại tôm, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cùng với đó là tăng cường liên kết phát triển có hệ thống ngành tôm để giảm chi phí trung gian, tổ chức các mô hình sản xuất theo tư duy hệ thống, tập trung về địa lý và phạm vi hoạt động của các nhà cung cứng, nhà phân phối nhằm giảm giá thành...; tiếp tục đa dạng hóa thị trường XK, tránh phụ thuộc quá lớn vào một thị trường dẫn đến rủi ro khi thị trường đó biến động.

Về các vụ kiện phá giá, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẵn sàng sát cánh cùng DN, tham vấn các luật sư, cơ quan pháp lý hàng đầu để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của DN nuôi tôm chân chính.

Đặc biệt Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ tuyên chiến với hành vi tiêm chích tạp chất vào con tôm mà một số gian thương đã thực hiện vừa qua, làm ảnh hưởng đến uy tín ngành nuôi tôm cả nước và có thể xử lý hình sự hành vi nguy hại này để bảo vệ sinh kế cho người nuôi tôm. Nghiêm khắc xử lý tất cả các khâu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến môi trường sản xuất tôm ở Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: “Trước đây, nuôi tôm nhiều nhưng không có phương án, cho nên gây ra nhiễm bệnh và nước thải của một số hộ dân đổ lên cả cánh đồng nuôi tôm dẫn đến tôm nhiễm tỷ lệ kháng sinh cao và chưa đạt yêu cầu về VSATTP. Chúng ta muốn tôm phát triển bền vững, đạt giá trị cao, cần làm ngay việc quy hoạch nuôi tôm lớn, giải quyết nguồn nước vào đầu ra; vấn đề giống, thức ăn, thuốc kháng sinh; thông tin thị trường bám sát, minh bạch”...

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.