Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghèo hơn vì... xuất khẩu lao động

Giàu thì chưa thấy, nhưng đã có hàng trăm tha

Giàu thì chưa thấy, nhưng đã có hàng trăm thanh niên nghèo các huyện miền cao tỉnh Quảng Nam vỡ mộng vì xuất khẩu lao động.

Chồng bà Jơ Đếch Crich ở thôn Prơning, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam mất sớm, một mình sớm hôm lam lũ nuôi 5 con đang tuổi ăn, tuổi lớn nên cảnh nhà cứ thiếu trước hụt sau. Thương mẹ vất vả, Clâu Hor đăng ký “xuất ngoại” với hy vọng gia đình hết cảnh bữa đói, bữa no. Sang Malaysia chưa được 1 năm, anh bị sa thải về nước, ôm thêm khoản nợ 23 triệu đồng.

Chán nản, Clâu Hor ngày đêm uống rượu giải sầu. 3 tháng sau, anh tìm đến cái chết bằng cách ăn lá ngón để thoát cảnh nợ nần. Hơn 8 tháng trôi qua, mẹ anh, bà Jơ Đếch Crich đêm nào cũng lặng lẽ khóc thương đứa con trai ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi.

Bà khóc: “Trước khi con tôi đi xuất khẩu lao động ở Malaysia, nó ở nhà làm rẫy, làm ruộng, nuôi 4 em ăn học. Đi xuất khẩu lao động, sau 1 năm không hiểu sao lại về hồi đầu tháng 1/2013. Buồn bực, nó tự tử để lại cho mẹ con tôi khoản nợ ngân hàng 23 triệu đồng. Gia đình nghèo, làm không đủ ăn, tôi không biết làm sao trả được nợ”.

Quá mơ tưởng về “miền đất hứa”, anh Đinh Văn Chênh ở thôn Quy Măng, xã Sơn Dung, huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi quyết sang xứ bạn tìm kiếm vận may. Ở Malaysia chưa đầy 1 năm, anh cũng buộc phải về nước trước thời hạn. Anh Chênh cho biết, trước khi ký hợp đồng đi xuất khẩu lao động, công ty môi giới hứa hẹn đủ điều. Khi sang đến nơi, anh không chỉ khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ, công việc nặng nhọc lại không phù hợp mà việc làm lúc có, lúc không; tiền công cũng không đủ chi phí cho ăn, ở.

“Qua bên đó, công việc và lương cũng không theo hợp đồng. Trước khi ký hợp đồng, họ nói lương nhiều, nhưng khi tôi sang bên đó, tiền không đủ ăn, lương được 3 triệu/tháng. Rồi công ty phá sản, không có công ăn việc làm, tôi phải mượn tiền của anh em để ăn ở. Sau đó tôi xin về và họ cũng cho phép vì không có việc. Bây giờ tôi phải tự xoay xở để trả nợ ngân hàng”, anh Chênh ngậm ngùi nói.

“Nhồi nhét cấp tốc”… đi xuất khẩu lao động

Nhằm góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững ở 61 huyện nghèo, tháng 4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 71 Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020.

Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo có trình độ học vấn thấp, không có nghề, không biết ngoại ngữ... Vì vậy, Quyết định 71 quy định rõ, những người được lựa chọn tham gia xuất khẩu lao động phải được bổ túc về văn hóa để đảm bảo đủ trình độ theo yêu cầu xuất khẩu lao động; được hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng các kiến thức cần thiết. Theo đó, căn cứ về nghề đào tạo và yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH quy định cụ thể thời gian học, tối đa không quá 12 tháng.

Thế nhưng, trên thực tế, ở không ít nơi, người lao động chỉ được học văn hóa, ngoại ngữ và cả đào tạo nghề chỉ trong vòng... 1 tuần. Trường hợp anh Jo Đớt Bún, ở thôn A Ró, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là một ví dụ. Chưa hề biết tiếng nói của nước bạn, anh này vẫn được đưa sang Malaysia làm việc

Anh Jo Đớt Bún thừa nhận: “Hợp đồng ghi rõ là học ngoại ngữ thì phải học 3 tháng nhưng thực tế tôi chỉ học trong 1 tuần, rồi công ty bên kia rút sang đấy làm. Trong 3 tháng liền sau khi sang đó, chúng tôi có 6 người nhưng vẫn chưa biết tiếng bản địa, không biết giao tiếp, làm thì có chuông reo, và cứ thế làm”.

Jo Đớt Bún buồn rầu kể về những ngày tháng bị bỏ rơi bên nước bạn

Không chỉ “nhồi nhét cấp tốc” như vừa nêu mà việc đào tạo nghề cho người đi lao động xuất khẩu hiện nay cũng rất máy móc, rập khuôn, ai cũng như ai.

Ông Nguyễn Duy Nhân, Giám đốc Sở LĐ-TB và XH, tỉnh Quảng Ngãi thừa nhận, công tác đào tạo nghề theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ chưa đạt yêu cầu: “Nhận thức về văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp… còn trang bị cho người lao động rất mơ hồ, đào tạo theo kiểu rập khuôn. Vì vậy, cần phải xác định nghề nghiệp cho phù hợp với địa phương, với số lượng bao nhiêu để đào tạo thì mới đáp ứng được yêu cầu”.

Người lao động được đào tạo “siêu tốc” rồi ồ ạt đưa sang nước bạn; đến khi làm việc mới lộ ra những yếu kém, không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, bà con người dân tộc thiểu số lại lũ lượt kéo nhau về nước trong ấm ức.

Cho đến bây giờ, anh Abing Pới, thôn Pơ rning, xã Lăng, huyện Tây Giang vẫn không hiểu vì sao mình bị trả về. Anh nói: “Bình thường, tôi chỉ nghỉ vào ngày chủ nhật, thế mà họ cho tôi về. Tôi cũng không biết như thế nào? Chị gì đó gọi điện cho tôi nói là về nước đi, xuống Hà Nội sẽ có người đón. Song, tôi về đến Hà Nội thì không có ai ra đón. Tôi buồn lắm, cứ tưởng sang bên kia lao động để gia đình đỡ nghèo, ai ngờ đi sang bên kia còn nghèo hơn ở nhà”.

Huyện vùng cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có 115 người đi xuất khẩu lao động thì 39 người về trước thời hạn. Huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi có 25 người về trước thời hạn trong tổng số hơn 100 người sang Malaysia…

Trước khi “xuất ngoại”, mỗi lao động được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay khoảng 23-25 triệu đồng, nộp thẳng cho công ty môi giới xuất khẩu lao động để trang trải cho các khoản như: phí quản lý lao động, phí môi giới và tiền vé máy bay.

Vì vậy, khi buộc phải về nước trước thời hạn, cuộc sống của người lao động nghèo, hộ dân tộc thiểu số vốn đã nghèo lại càng thêm túng quẫn với món nợ hàng chục triệu đồng. Tính riêng tỉnh Quảng Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh này cho biết, với hơn 90 lao động buộc phải về nước trước thời hạn thì khoản nợ xấu, không có khả năng thu hồi dự kiến trên 2 tỷ đồng.

Hiện nay, chi phí cho một lao động để sang làm việc ở Malaysia khá cao, trong khi mức lương ở thị trường này lại thấp. Cho nên, ngay cả khi người lao động hoàn thành hợp đồng thì liệu họ có còn dư tiền để mang về nước sau khi trừ các chi phí như ăn, ở, đi lại…?

Qua kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của người lao động tại Malaysia, ông Lê Hùng Lam, PGĐ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam lo ngại: “Chi phí đưa đi cũng cần phải tính toán vì đi Malaysia phải vay số tiền lớn từ 24 - 25 triệu đồng. Trong 3 năm, người lao động nếu không khéo tính toán thì rất khó vì có thể còn nợ thêm cho gia đình”. 

Mục tiêu của Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động là góp phần giảm nghèo bền vững. Vậy vì sao, một chính sách nhân văn dành cho người nghèo lại “đẩy” nhiều lao động nghèo ở miền núi đến chỗ nghèo hơn?

Theo VOV

Tin mới

FAST500 năm nay đề cao doanh nghiệp tăng trưởng kép và có trách nhiệm với xã hội
FAST500 năm nay đề cao doanh nghiệp tăng trưởng kép và có trách nhiệm với xã hội

Danh sách FAST500 năm nay là sự ghi nhận và vinh danh những doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam - những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt, dựa trên tiêu chí chính là tốc độ tăng trưởng doanh thu kép và có trách nhiệm với xã hội. 

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT
Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT

Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) vừa tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT, đơn vị trực thuộc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp.

Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE
Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE

Ngày 20/3/2024, Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, Bộ Công Thương nhận được Thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.