Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người Việt chi 58 tỷ đồng mua rau quả Trung Quốc, Thái Lan mỗi ngày

Hiện, hai thị trường nhập rau quả cao nhất về Việt Nam là Thái Lan và Trung Quốc với kim ngạch đạt hơn 384 triệu USD, chiếm hơn 64% tổng kim ngạch nhập mặt hàng này tại Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hết 5 tháng kim ngạch nhập rau quả cả nước là hơn 600 triệu USD, tương đương 13.600 tỷ đồng, tăng hơn 110 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Người Việt chi 58 tỷ đồng mua rau quả Trung Quốc, Thái Lan mỗi ngày - Hình 1

Hiện những sản phẩm nhập khẩu theo nhiều cách khác nhau, từ Thái Lan chủ yếu qua đường vận chuyển chính ngạch từ các doanh nghiệp phân phối Thái có mặt tại Việt Nam ở các siêu thị, trung tâm thương mại.

Còn rau quả Trung Quốc phần lớn là đi theo tiểu ngạch, bán đổ sang các chợ đầu mối và được thương lái Việt Nam xé lẻ về các chợ nhỏ lẻ. Hiện, hoa quả Trung Quốc xuất hiện hầu khắp các chợ Việt, các vùng nông thôn với giá khá rẻ.

Hiện, hai thị trường nhập rau quả cao nhất về Việt Nam là Thái Lan và Trung Quốc với kim ngạch đạt hơn 384 triệu USD, chiếm hơn 64% tổng kim ngạch nhập mặt hàng này tại Việt Nam. Bình quân mỗi ngày người Việt chi hơn 58 tỷ đồng ăn rau quả hai nước nói trên.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau quả của Thái Lan đạt 274 triệu USD. Tính bình quân mỗi ngày người Việt phải bỏ ra hơn 41 tỷ đồng để nhập các loại rau quả Thái Lan.

Chủng loại rau quả nhập khẩu từ Thái Lan chủ yếu là hoa quả như xoài, chôm chôm, thanh long, mít, sầu riêng, nhãn. Còn từ Trung Quốc loại rau được nhập vào nhiều hơn như bắp cải, cà rốt, su hào, súp lơ, khoai tây; các loại hoa quả đầu mùa là mận, táo, lê, dưa vàng, lựu, nho và quýt siêu ngọt.

Được biết, 5 tháng qua, người Việt bỏ ra hơn 110 triệu USD để nhập mặt hàng rau quả Trung Quốc, kim ngạch nhập rau quả tăng 31 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng khoảng 700 tỷ đồng. Tính bình quân, mỗi ngày, người Việt phải bỏ ra khoảng gần 17 tỷ đồng để mua và ăn rau quả của Trung Quốc.

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?