Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhìn lại những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng sếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Bài 6: Hà Giang tạo bước đột phá, giảm nghèo bền vững

Những mô hình mang lại hiệu quả

Là tỉnh miền núi biên giới phía bắc, Hà Giang có trên 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, với nhiều thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn.

Thời gian qua, thông qua việc triển khai hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững, đã giúp đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên, cải thiện và từng bước thoát nghèo.

Theo đó, các cấp chính quyền của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu và có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng đói, nghèo đeo bám.

Tỉnh tập trung triển khai các giải pháp phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động, đồng thời xây dựng các mô hình phát triển kinh tế giảm nghèo; huy động tối đa các nguồn lực của nhà nước và xã hội; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương; động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo phát huy nội lực, ý chí vươn lên; lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân làm mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Trước đây, bà con nông dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ; thì nay đã quan tâm đến liên doanh, liên kết để sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa.

Với việc phát triển các mô hình kinh tế tập thể - đã và đang giúp Hà Giang xây dựng hiệu quả các mô hình giảm nghèo bền vững để nhân rộng, góp phần đề cao tinh thần tương thân tương ái, vì cộng đồng, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Núi Đôi mùa lúa chín, thắng cảnh nổi tiếng ở Quản Bạ, Hà Giang (Ảnh: Internet)

Theo thống kê, đến nay, Hà Giang đã có có 722 HTX và 6.232 tổ hợp tác hoạt động đa dạng trong các ngành và các lĩnh vực, đặc biệt là những ngành nghề như nông nghiệp, chế biến nông, lâm sản, tín dụng nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, vận tải hàng hóa, hành khách...

Tiền thân là một tổ hợp tác nhỏ lẻ, nhờ tận dụng tốt lợi thế, cùng sự nỗ lực đẩy mạnh liên kết, đến nay, HTX Sản xuất - chế biến chè Phìn Hồ (huyện Hoàng Su Phì) đã phát triển, có quy mô lớn với sản phẩm trà có thương hiệu Fìn Hò Trà. Với sự trợ giúp về vốn, cơ chế, chính sách thông thoáng, kịp thời của các huyện, các ngành và Liên minh HTX tỉnh, HTX Sản xuất - chế biến chè Phìn Hồ đã có sự phát triển mạnh - trở thành một trong những HTX tiêu biểu của Hà Giang về sản xuất, chế biến, kinh doanh chè.

Nhờ sự hỗ trợ của địa phương trong hình thành vùng nguyên liệu và hỗ trợ cơ sở vật chất, HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Sà Phìn A (huyện Đồng Văn) chuyên sản xuất vải lanh truyền thống - đã hình thành chuỗi khép kín, cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm cho các thành viên ở xã Sà Phìn và nhiều xã trong huyện Đồng Văn. Đến nay, HTX có đơn đặt hàng ổn định từ các nước như Hà Lan, Đức, Mỹ, Nhật. Bên cạnh đó, các cửa hàng thời trang trong nước cũng nhập sản phẩm của HTX. Với công việc đều đặn, các thành viên của HTX có thu nhập khá. Nhờ tham gia HTX, đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, có thu nhập ổn định.

Mô hình giảm nghèo và hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, đang được các ngành, địa phương trong tỉnh rà soát, lựa chọn, xây dựng các dự án để tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).

Lãnh đạo Sở NNM& PTNT cho biết, để thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững, ngành tập trung thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững, theo hướng chú trọng các sản phẩm đặc hữu gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị về chè, cam, bò, mật ong, vùng trồng dược liệu quý; tập trung nguồn lực phát triển 5 cây (cây ăn quả ôn đới, chè shan tuyết, dược liệu, lúa đặc sản chất lượng cao, cây tam giác mạch) và 3 con (bò vàng, lợn đen, mật ong bạc hà)…

Huyện Yên Minh - nơi tập trung các dân tộc người Mông, Nùng, Tày, Dao, Giáy... Những năm qua, Yên Minh đã tập trung vào chăn nuôi đại gia súc với hình thức hỗ trợ tiền vốn mua con giống; hỗ trợ tu sửa chuồng trại, thức ăn và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ dân tham gia mô hình.

Các hộ dân đóng góp thêm tiền, mua con giống, công tu sửa chuồng trại, trồng thức ăn chăn nuôi. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo được triển khai theo hình thức nuôi luân chuyển, có thu hồi, nhằm bảo toàn nguồn vốn, tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo.

Các dự án đang được thực hiện hiệu quả, các hộ tham gia có trách nhiệm với việc chăm sóc vật nuôi của dự án hỗ trợ nên đàn gia súc phát triển tốt, giúp người nghèo có phương tiện sản xuất, sức cày kéo, phân bón, tạo việc làm, có sản phẩm giá trị cao để bán ra thị trường, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Là một trong những huyện nghèo vùng cao của tỉnh, Mèo Vạc có trên 10.000 hộ dân theo chuẩn nghèo đa chiều (chiếm tỷ lệ 57,61%); hơn 1.600 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 9,46%). Với mục tiêu phấn đấu giảm khoảng 1.500 hộ nghèo đa chiều, hạn chế hộ tái nghèo và nghèo mới phát sinh, huyện đang tập trung thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025.

Đến nay, huyện đã triển khai đầu tư xây dựng 24 công trình - thuộc Dự án Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội (đường giao thông, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, giáo dục và văn hóa); thực hiện 22 mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo với 275 hộ gia đình được thụ hưởng; hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển mô hình giảm nghèo với 8 mô hình và 125 gia đình thụ hưởng; thực hiện đào tạo nghề cho 650 người; hỗ trợ xây mới nhà ở cho 550 hộ dân, sửa chữa nhà ở cho 107 hộ dân…

Với đặc điểm địa hình ruộng bậc thang lớn, huyện Hoàng Su Phì có nhiều lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp trong việc phát triển sản phẩm gạo đặc sản chất lượng cao gắn với nuôi cá chép ruộng, vừa phục vụ du lịch, vừa tạo sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.

Huyện đang tập trung mở rộng mô hình trồng lúa nếp cái địa phương, lúa già dui, gắn với nuôi cá chép ruộng ở các xã có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp như Bản Luốc, Ngàm Đăng Vài, Tả Sử Choóng, Sán Sả Hồ, Pờ Ly Ngài...

Phát triển, nhân rộng mô hình HTX giảm nghèo (Ảnh: ITN)

Đến nay, toàn Huyện duy trì mô hình trồng lúa nếp cái với diện tích 75 ha, năng suất bình quân đạt trên 42 tạ/ha, sản lượng 315 tấn; lúa già dui 46 ha, năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha.

Địa phương đã kết nối với các doanh nghiệp, HTX đứng ra ký kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo chuỗi giá trị gạo chất lượng cao cho các hộ dân. Với sản phẩm cá chép ruộng, qua tổng hợp thống kê tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, có 5.600 hộ nuôi cá, diện tích thả 1.960 ha, sản lượng 62 tấn, giá trị 6,2 tỷ đồng, góp phần đáng kể trong việc cải thiện thu nhập cho người dân.
Hoàng Su Phì cũng chú trọng nhân rộng các mô hình, như: Sản xuất và chế biến chè; trồng cây ăn quả bản địa (lê, mận máu); trồng rau hữu cơ; chăn nuôi theo hướng hàng hóa; nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sông chảy 3; trồng dưa hấu, trồng dược liệu...

Đặc biệt, chương trình cải tạo vườn tạp, được Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và nhân rộng. Đến nay, toàn huyện có 365 hộ dân thực hiện với tổng diện tích vườn đã cải tạo là 292.706 m2, mức thu nhập đạt 18 - 25 triệu đồng/hộ/năm; cao hơn 2 - 3 lần so trước khi thực hiện cải tạo vườn… 

Hành trình giảm nghèo bền vững

Giai đoạn 2022 - 2025, Hà Giang đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm trở lên; trong đó tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm 6%/năm trở lên.

Để đạt được mục tiêu trên, Hà Giang tiếp tục phát triển nhân rộng những mô hình phát triển kinh tế tập thể, trong đó tập trung đào tạo nghề cho lao động, kết hợp tập huấn, bồi dưỡng cho người đứng đầu HTX; chú trọng bám sát thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển thị trường; tăng cường hỗ trợ, khuyến khích các HTX tham gia xây dựng các mô hình gắn với chuỗi giá trị để làm cơ sở nhân rộng; tích cực phát động và hưởng ứng các phong trào thi đua phát triển HTX.

Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Hà Giang cho biết, thời gian tới, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bản chất, mô hình HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012; qua đó, thúc đẩy phát triển các HTX mới tại những nơi đủ điều kiện và người dân có nhu cầu sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, tập trung, gắn với các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, với nguồn lực đầu tư lớn, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và người dân, nhiều chương trình, mô hình giảm nghèo được áp dụng hiệu quả; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm của tỉnh luôn vượt kế hoạch đề ra.

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhận thức và trình độ sản xuất của người dân còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đồng thời, các hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.

Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Hà Giang thu hút những người ưa khám phá (Ảnh: VÂN TIÊN)

Giảm nghèo bền vững - là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, quan trọng, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 24/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, hướng dẫn của các bộ, ngành và phân bổ nguồn vốn của Trung ương, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Chương trình đến cấp ủy, chính quyền và Nhân dân bằng nhiều hình thức; hoàn thiện cơ chế, chính sách theo quy định, đảm bảo cơ sở pháp lý để quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình.

Các đơn vị, địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp và đối tượng liên quan.

HĐND các cấp ban hành nghị quyết phê duyệt danh mục và phân bổ vốn đầu tư; triển khai khởi công mới hàng trăm công trình thiết yếu về giao thông, điện, trường học, y tế, nước sinh hoạt, thủy lợi và nhiều mô hình giảm nghèo bền vững trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - liên kết theo chuỗi giá trị và dự án cộng đồng, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, tạo sinh kế, việc làm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Sở LĐTB&XH phối hợp tổ chức tập huấn Chương trình MTQG giảm nghèo cho lãnh đạo, cán bộ công chức cấp xã, trưởng thôn, tổ dân phố; triển khai dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo; ban hành hướng dẫn mẫu biểu, tài liệu rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và tập huấn quy trình rà soát hộ nghèo đa chiều cho các địa phương; chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án, chỉ tiêu của Chương trình do ngành phụ trách.

Năm 2023, nguồn vốn đầu tư phát triển của Chương trình đã thực hiện giải ngân 450 tỷ đồng, đạt 92,63% kế hoạch; nguồn vốn sự nghiệp đã giải ngân 562.267 triệu đồng, đạt 98,7% kế hoạch.

Doanh nghiệp tuyển dụng lao động tư vấn việc làm cho người lao động huyện Mèo Vạc

Cùng với đó, một trong những “chìa khóa” giảm nghèo, được tỉnh đặc biệt quan tâm đó là đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động.

Sở LĐTB&XH đã tham mưu lãnh đạo UBND tỉnh ban hành kế hoạch, tuyển chọn và đưa nhiều lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, theo thỏa thuận; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở về chính sách lao động, việc làm; đẩy mạnh hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm gắn với thị trường và kết nối cung - cầu lao động; giới thiệu 7 doanh nghiệp về cơ sở tuyển dụng lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp và 14 doanh nghiệp tư vấn; tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức 270 hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp cho 17.204 người (giới thiệu việc làm thành công cho 1.008 người).

Bên cạnh đó, các cấp, ngành thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; nhiều chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội khác được quan tâm, bố trí ngân sách và thực hiện hiệu quả, giúp người nghèo ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản và các thành tựu phát triển kinh tyế - xã hội.

Với các giải pháp đồng bộ, năm 2023, toàn tỉnh đã giảm 13.024/7.660 hộ nghèo đa chiều (tương đương giảm 7,21%); tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 42,74%.

Theo Giám đốc Sở LĐTB&XH Sùng Đại Hùng:

“Trong nửa đầu hành trình giảm nghèo bền vững, theo tiêu chí nghèo đa chiều mới, giai đoạn 2021 - 2025, thành công lớn nhất của tỉnh là nâng cao nhận thức và khơi dậy khát vọng vươn lên cho các hộ nghèo.

Điều đó, được chứng minh bằng số hộ giảm nghèo vượt cao so với kế hoạch; bên cạnh đó là sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện chương trình; là tiền đề quan trọng để tỉnh tiếp tục thực hiện thành công các chỉ tiêu giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo”…

Phát triển cây dược liệu - một trong các giải pháp xóa đói, giảm nghèo tại 6 huyện vùng cao của Hà Giang (Ảnh: hagiangtv.vn)

Dưới đây là danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2022 

(https://thuvienphapluat.vn/):

STT

Tên tỉnh, thành phố

Tổng GRDP
(tỉ VNĐ)

Tổng GRDP
(tỉ USD)

1

Thành phố Hồ Chí Minh

1.479.227

63,65

2

Thủ đô Hà Nội

1.196.004

51,39

3

Bình Dương

459.041

19,28

4

Đồng Nai

434.990

18,35

5

Bà Rịa – Vũng Tàu

390.293

16,79

6

Hải Phòng

365.585

15,97

7

Quảng Ninh

269.244

11,55

8

Thanh Hóa

252.672

10,91

9

Bắc Ninh

243.032

11,11

10

Nghệ An

175.586,80

8,01

11

Hải Dương

169.179

7,36

12

Long An

156.357

6,74

13

Bắc Giang

155.876

6,68

14

Vĩnh Phúc

153.121

6,62

15

Thái Nguyên

142.950

6,43

16

Hưng Yên

131.997

5,72

17

Đà Nẵng

125.219

5,42

18

Quảng Ngãi

121.342,17

5,29

19

Quảng Nam

116.374

5,06

20

Kiên Giang

116.042

5,05

21

Tiền Giang

112.462,20

5,02

22

Thái Bình

110.723

4,8

23

Đắk Lắk

108.178

4,68

24

Cần Thơ

107.695

4,65

25

Gia Lai

107.052

4,54

26

Bình Định

106.349

4,61

27

Lâm Đồng

103.500

4,45

28

An Giang

102.720

4,68

29

Tây Ninh

102.059,70

4,4

30

Đồng Tháp

100.172

4,36

31

Bình Thuận

97.137,90

4,17

32

Khánh Hòa

96.441

4,2

33

Nam Định

91.965,60

4

34

Hà Tĩnh

91.910,65

4,12

35

Phú Thọ

89.398

3,83

36

Bình Phước

86.910

3,76

37

Ninh Bình

81.775

3,52

38

Hà Nam

76.403

3,53

39

Cà Mau

73.529

3,19

40

Trà Vinh

72.441

3,14

41

Vĩnh Long

71.861,80

3,08

42

Lào Cai

67.960

2,96

43

Thừa Thiên Huế

66.348

2,85

44

Sóc Trăng

65.709

2,83

45

Sơn La

64.508

2,78

46

Bến Tre

63.586

2,74

47

Hoà Bình

56.640

2,48

48

Bạc Liêu

55.633

2,39

49

Phú Yên

50.496

2,18

50

Quảng Bình

50.007,10

2,16

51

Hậu Giang

48.062,50

2,07

52

Ninh Thuận

46.491,60

1,98

53

Tuyên Quang

41.712,60

1,79

54

Lạng Sơn

41.487

1,75

55

Quảng Trị

40.823

1,76

56

Yên Bái

40.212

1,73

57

Đắk Nông

39.939

1,72

58

Hà Giang

30.571

1,31

59

Kon Tum

30.413

1,31

60

Điện Biên

25.238

1,09

61

Lai Châu

23.389,15

1,03

62

Cao Bằng

21.635

0,94

63

Bắc Kạn

15.014

0,65

Tỉnh phấn đấu, đến năm 2025, có 2 huyện nghèo và 29 xã thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 2 lần so 2020; trên 12.000 hộ nghèo, cận nghèo các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở; 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 60% hộ nghèo, cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

Phấn đấu 95% các hộ sinh sống ở huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn được tiếp cận thông tin; 100% các huyện nghèo, xã thuộc huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa, kết nối thị trường và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản...

Bài sau: Kon Tum đẩy mạnh công tác thoát nghèo

H. Thủy



  1.  
Bài liên quan

Tin mới

Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện như thế nào?
Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã, huyện như thế nào?

Theo Bộ Nội vụ, sau khi sắp xếp 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã, số cán bộ huyện dôi dư khoảng 2.500 người; cấp xã khoảng 27.900 người; cán bộ không chuyên trách cấp xã khoảng 16.000 người.

U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm
U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm

U23 Việt Nam cải thiện đáng kể về lối chơi nhưng vẫn thua vì điểm yếu cố hữu chưa khắc phục được.

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng
Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng

Hôm nay 27/4, giá lúa gạo duy trì ổn định. Thị trường giao dịch chậm do các kho, nhà máy bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.