Tại chương trình, bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục XNK Bộ Công Thương đã có những chia sẻ về quy tắc xuất xứ và những điều cần lưu ý trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU cho các doanh nghiệp cà phê.
Bà Hiền cho biết, đối với mặt hàng cà phê, ca cao theo quy tắc xuất xứ được chia làm 3 loại: hàng hóa có xuất xứ thuần túy là 100% toàn bộ các nguyên vật liệu được sản xuất tại Việt Nam; hàng hóa có xuất xứ và được làm từ nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác; hàng hóa có xuất xứ nhưng nguyên liệu không có xuất xứ: áp dụng với những mặt hàng chế biến sâu.
Cách xác định về quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu được chia thành 2 nhóm là cà phê nguyên liệu và cà phê chế biến. Đối với cà phê nguyên liệu thì cây trồng được trồng và thu hoạch tại các nước thành viên thuộc trong khuôn khổ của cam kết mà Việt Nam tham gia về quy tắc xuất xứ. Đối với cà phê chế biến được xác định qua 3 tiêu chí là tiêu chí chuyển đổi cơ bản; tiêu chí hạn mức nguyên liệu không có xuất xứ; tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thể.
Chương trình đào tạo “ Nâng cao năng lực XTTM phát triển thị trường cho doanh nghiệp cà phê”
Cũng theo bà Hiền, quy định về quy tắc xuất xứ EVFTA, doanh nghiệp cà phê có thể cộng gộp xuất xứ và đặc biệt chia nhỏ lô hàng tại nước thứ 3 vì trong EVFTA việc cơ quan hải quan nước nhập khẩu nhận được chứng từ hàng hóa không thay đổi xuất xứ thông qua hải quan của nước thứ 3 chứng nhận thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan. Ví dụ như lô hàng cà phê xuất khẩu từ việt Nam đi EU, đưa về kho ngoại quan tại UK rồi Noel đưa ⅓ lô hàng vào UK, Tết Tây đưa ⅓ lô vào Đức, Tết ta đưa ⅓ lô sang Pháp.
Ngoài ra, doanh nghiệp được linh hoạt về nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ những vẫn được coi là có xuất xứ. Nếu chúng ta xuất cà phê thô thì không linh hoạt còn đối với cà phê chế biến sẽ được linh hoạt 10%. Ví dụ như xuất 100 tấn cà phê thô thì 100 tấn đó phải được trồng và thu hoạch tại Việt Nam và ngược lại với cà phê chế biến thì 10 tấn cà phê nguyên liệu được sử dụng 1 tấn nguyên liệu cà phê từ nước khác tùy vào mức độ linh hoạt mà Hiệp định quy định.
Điểm khác, trong Hiệp định quy định lãnh thổ xuất xứ theo EVFTA không chỉ có Liên minh châu Âu và Việt Nam mà còn có một số vùng lãnh thổ như Andorra – nằm giữa ranh giới 2 quốc gia Pháp và Tây Ban Nha; San Marino – lãnh thổ nằm trọn vẹn trong đất nước Italia và tại hai vùng đất tại Châu Phi thuộc địa của Tây Ban Nha là Ceuta, Melilla; khi lấy nguyên liệu từ đây mang về VN chế biến thì vẫn coi là có xuất xứ.
Từ đó, Bộ Công Thương có khuyến nghị triển khai quy tắc xuất xứ EVFTA là khi xuất khẩu nông sản cơ bản, hàng thô cần có xuất xứ thuần túy nhưng xuất khẩu cà phê chế biến sẽ được linh hoạt nhập khẩu nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ những cần đảm bảo được các tiêu chí đã đề ra.
Tiếp đến, Hiệp định có nêu lên cơ chế chứng nhận xuất xứ, nếu giá trị hàng hóa nhỏ hơn 6000€ thì doanh nghiệp tự viết ra chứng từ để chứng minh xuất xứ dựa trên những chứng từ Thương mại theo quy định của Hiệp định không cần văn bản chứng nhận của Bộ Công Thương; nếu tổng giá trị hàng hóa lớn hơn 6000€ doanh nghiệp cần mang hồ sơ đến các cơ quan đơn vị được ủy quyền để cấp giấy chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa (C/O).
Hiện nay, doanh nghiệp đang gặp một số trở ngại chưa tận dụng được ưu đãi EVFTA, chưa nắm đầy đủ thông tin hay thủ tục phức tạp và mặt hàng khó khăn trong việc đáp ứng xuất xứ. Vì vậy, Bộ Công Thương hỗ trợ chia sẻ thông tin liên quan đến hàng VN xuất đi EU theo công văn số 0156/XNK – XXHH ngày 22/09/2020. Khi gặp trục trặc về chứng nhận xuất khẩu cần thông báo với tổ chức cấp C/O và cục XNK sẽ trao đổi đầu mối với xuất xứ XNK.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần lưu ý để tận dụng ưu đãi đối với Thổ Nhĩ Kỳ, khi hàng hóa xuất sang EU rồi đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận được ưu đãi và ngược lại hàng Thổ Nhĩ Kỳ về Việt Nam không nhận được ưu đãi. Từ đó, khi các doanh nghiệp muốn xuất hàng qua Thổ Nhĩ Kỳ thì nên cập cảng tại một quốc gia thuộc EU rồi từ đó xuất hàng sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Trúc Mai