Bài 11 (bài cuối): Sergey Brin - đồng sáng lập Google
Sergey Brin là một doanh nhân, nhà khoa học máy tính người Mỹ, gốc Do Thái, đồng sáng lập Google cùng với Larry Page. Phần lớn tài sản của Sergey Brin đến từ cổ phần của ông trong Alphabet Inc., công ty mẹ của Google. Ông cũng đầu tư vào một số công ty khác và có hoạt động đầu tư mạo hiểm.
Larry Page (trái) và Sergey Brin, hai nhà đồng sáng lập Google đã đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới thời gian gần đây (Ảnh: The Verge)
Niềm đam mê đối với các công cụ tìm kiếm
Sergey Brin (sinh năm 1973, tại Moskva, Liên bang NgaNga), là một doanh nhân người Mỹ gốc Do Thái, cũng là người đồng sáng lập Google cùng với Larry Page. Hiện tại, Sergey Brin là Giám đốc Kỹ thuật của Google và có tài sản ước tính 103,7 tỷ $ (theo Forbes).
Sergey được sinh ra tại Moskva (Liên bang Nga), trong một gia đình người Do Thái, là con trai của một nhà toán học và một nhà kinh tế học.
Năm 1979, khi Sergey Brin lên 6, gia đình anh di cư sang Mỹ. Brin học tại trường điểm Paint Branch Motessori tại Adelphi, Maryland. Tuy nhiên, anh lại học nhiều hơn tại nhà, với người cha là Giáo sư Toán học tại Đại học Maryland, người đã nuôi dưỡng niềm yêu thích toán học ở Sergey. Gia đình cũng giúp anh duy trì được vốn tiếng Nga của anh.
Tháng 11/1990, sau khi vào học tại Trường Trung học Eleanor Roosevelt, Sergey Brin đến Đại học Maryland tại College Park để học ngành toán và khoa học máy tính. Anh lấy bằng Cử nhân khoa học vào tháng 5/1993 (loại danh dự). Sau khi tốt nghiệp từ Maryland, Sergey Brin nhận được học bổng tốt nghiệp từ Hiệp hội Khoa học quốc gia, cho phép anh học lên thạc sỹ tại Đại học Stanford.
Sergey nhận bằng Thạc sỹ vào tháng 8/1995, sớm hơn so với chương trình thường lệ. Mặc dù đã được nhận vào học Tiến sỹ, nhưng Sergey Brin đã gác lại việc học vô hạn định, vì phải làm việc ở Google. Sergey cũng nhận bằng MBA danh dự tại Instituto de Empresa.
Sergey bộc lộ niềm đam mê đối với Internet từ rất sớm, khi còn đang học tại Stanford. Anh là tác giả và đồng tác giả của nhiều bài báo về kho dữ liệu và mô hình chiết xuất. Anh cũng viết phần mềm để chuyển đổi dễ dàng TeX, một loại ngôn ngữ dùng cho các bài báo khoa học, sang định dạng HTML và xây dựng trang web cho việc xếp hạng phim.
Thời điểm bước ngoặt của Sergey Brin đó là lúc anh gặp Larry Page, đồng chủ tịch Google trong tương lai. Chuyện lạ rằng, mặc dù 2 người chẳng ưa nhau khi lần đầu tiên gặp gỡ tại buổi Lễ Tốt nghiệp của sinh viên ngành khoa học máy tính ở Stanford; song họ đã sớm tìm ra sở thích chung: Tìm kiếm những thông tin giống nhau từ những cơ sở dữ liệu lớn.
Tỷ phú Sergey Brin - nhà đồng sáng lập Google (Ảnh: AFP)
Họ cùng nhau là đồng tác giả bài báo mang tên “Sự phân tích về cỗ máy tìm kiếm trang web dạng hypertext mức độ lớn”. Đây được xem là đóng góp mang tính phôi thai của họ. Bài báo đã trở thành một trong 10 bài viết khoa học được đọc nhiều nhất ở Đại học Stanford.
Sergey Brin đã từng xuất hiện trong một số chương trình truyền hình như Charlie Rose Show, CNBC và CNN…
Năm 2004, Sergey Brin và Larry Page được vinh danh là “Nhân vật của tuần” trong bản tin ABC World News Tonight; tháng 1/2005, đã được đề cử vào một trong số “Những nhà trẻ lãnh đạo toàn cầu” ở Diễn đàn Kinh tế thế giới.
Sergey Brin và Larry Page đã tậu 1 chiếc Boeing 767 cho công việc làm ăn và cho nhu cầu cá nhân của họ. Nội thất trong máy bay, dự tính được thiết kế lại bởi nhà thiết kế nội thất máy bay Leslie Jennings; tuy nhiên, một cuộc tranh luận mang tính pháp lý đã nổ ra và chủ cũ của chiếc máy bay đã phải cho hoãn việc nâng cấp nó. Khi được tu sửa lại, chiếc máy bay có thể chở đến 50 hành khách và còn có cả 1 chiếc giường cỡ lớn kiểu California.
Năm 2007, cùng với Larry Page và Schmidt, Sergey Brin được Tạp chí PC World bình chọn là nhân vật quan trọng số 1 trong số 50 người quan trọng nhất của thế giới web.
Brin cũng đầu tư vào Tesla Motors, công ty đang phát triển chiếc Tesla Roadster, một dạng xe dùng điện loại 250 dặm.
Cuộc gặp gỡ định mệnh và sự ra đời của Google
Vào khoảng thời gian năm 1995, hai nhà đồng sáng lập lên Google đã có cuộc chạm chán và có ấn tượng không mấy tốt đẹp ngay từ thời điểm ban đầu. Thế nhưng, hai ông lại có một điểm chung đó là đam mê công nghệ và khoa học máy tính, vì thế mà cả hai lại trở thành “đôi bạn cùng tiến” sau đó.
Năm 1996, họ đã sử dụng công nghệ để áp dụng cho công cụ tìm kiếm mang tên Backrub, trước khi cái tên Google ra đời. Và năm 1997, đánh dấu mốc cho sự phát triển của Google qua việc tên miền của Google đã được đăng ký.
Khoảng 1 năm sau đó, Công ty Google chính thức được thành lập ngày 4/9/1998, tại quận San Mateo, thành phố Menlo Park, bang California (Mỹ). Công ty Google có trụ sở chính được đặt tại thành phố Mountain View, thuộc quận Santa Clara, California (Mỹ).
Sergey Brin tham gia với vai trò là Giám đốc của công ty Google X - đây được xem là một công ty bí mật của Google (bao gồm các công việc có liên quan đến thí nghiệm); đồng thời ông cũng là người đảm đương các dự án đặc biệt của Công ty Google.
Với những thành quả từ Google, không chỉ mang lại lợi nhuận và nguồn lợi lớn cho công ty, mà Google giờ đây đã trở thành một trong những công cụ tìm kiếm, quảng cáo, cung cấp các dịch vụ phần cứng và phần mềm mạng máy tính, cùng rất nhiều tiện ích khác cho nhân loại.
Chính vì vậy, năm 2024, Sergey Brin và Larry Page đã được vinh danh trong một chương trình nổi tiếng đó là ABC World News Tonight.
Tháng 1/2024, tại diễn đàn kinh tế thế giới, Sergey Brin đã được đề cử là “một trong “những nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu”.
Năm 2024, Sergey Brin cũng đã được bình chọn là một trong số 50 người quan trọng nhất thế giới web bởi Tạp chí PC world.
Tính thời điểm năm 2024, Sergey Brin trở thành người giàu có thứ 10 trên thế giới, theo thông tin từ Tạp chí Forbes. Đồng thời, ông cũng được xếp hạng thứ 9 về những người có quyền lực nhất trên thế giới.
Giá trị của Google - đã được nâng lên đến 1 triệu USD khi các nhà sáng lập Google muốn bán lại Google cho Excite. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu của Google đã được chào bán ở mức cao với 85 USD/cổ phiếu với tổng số cổ phiếu rơi vào khoảng 19.600.000 cổ phiếu.
Có được 1,67 tỷ USD từ việc bán có phiếu, đã giúp cho tổng số vốn hóa của Google có sự thay đổi tích cực và tăng lên đến 23 tỷ USD. Chưa dừng lại ở đó, số vốn hóa của công ty đã không ngừng tăng lên gấp nhiều lần và cho đến năm 2024 là 397 USD.
Google cũng lọt top 2 các thương hiệu có giá trị trên thế giới từ năm 2024 với trị giá lên đến 133 USD (theo báo cáo của Interbrand - báo cáo thống kê về thương hiệu toàn cầu tốt nhất của năm).
Thu hút đông đảo nhân tài tứ phương
Đảm đương chức vụ Giám đốc công nghệ và các dự án tại Google X, Sergey Brin đã cho ra đời hàng trăm sản phẩm - được cụ thể hóa từ các ý tưởng sáng tạo. Một trong số dự án nổi bật mà Sergey Brin đã từng đảm nhiệm đó là “Văn hóa làm việc và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Google”.
Chính Dự án “Văn hóa làm việc và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Google” - có thể chứng minh được tài năng lãnh đạo, quản lý của những người đứng đầu tại Google, trong đó có Sergey Brin và đội ngũ nguồn nhân lực đứng sau những thành quá đáng ngưỡng mộ đó.
Để có thể nâng cao tinh thần làm việc, khả năng sáng tạo và cống hiến của từng nhân viên, Google có văn hóa làm việc một cách chuyên biệt và một chiến lược sử dụng nhân tài - được tính toán một cách kỹ lưỡng theo tỷ lệ 70, 20 và 10.
Thông tin từ Tạp chí Forbes, tỷ lệ này có nghĩa: 70% là thời gian nhân viên có thể sử dụng cho công việc chính - làm việc cá nhân; 20% quỹ thời gian sẽ được sử dụng cho việc làm việc đồng đội, nhóm tại các dự án; 10% là thời gian dành cho bản thân họ.
Như vậy, với chiến lược sử dụng quỹ thời gian đối với đội ngũ nhân viên như trên, khi làm việc tại Google, toàn bộ nhân viên đều có thể cống hiến sức lao động của họ cho công việc, phát triển các kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, phát triển khả năng và năng lực cá nhân, bên cạnh đó, họ vẫn có thể cân bằng sử dụng thời gian cho bản thân mình.
Văn hóa làm việc, cũng xuất phát từ chính quan điểm làm việc của hai ông chủ lớn của Google trong việc đề cao sự cống hiến, phục vụ sức lao động và khả năng sáng tạo - phục vụ cho lợi ích chung, thay vì cá nhân hóa và đề cao tham vọng tiền bạc.
Google chính là nơi mà người lao động có thể nhận thấy được tầm quan trọng của chính họ trong việc thực hiện sứ mệnh tích cực đến cho cộng đồng. Chính bởi văn hóa làm việc - hướng tới sự phát triển theo hướng tích cực trên mà Google đã thu hút được đông đảo nhân tài tứ phương, cùng hội tụ, cùng nhau cống hiến và phát triển.
Sự sáng tạo - sẽ gắn liền với đam mê và “làm việc điên cuồng” - đó chính là cách mà cả hai nhà sáng lập Google áp dụng cho chính công việc của mình.
Để có được thành công, thì sáng tạo thôi chưa đủ, đam mê - chính một trong những yếu tố cốt lõi và là động lực để có thể làm việc một cách miệt mài, biến những thứ không thể thành có thể.
Bất ngờ từ chức, nhường lại vị trí giám đốc điều hành Alphabet
Năm 2019, hai đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin đã bất ngờ từ chức, nhường lại vị trí Giám đốc điều hành Alphabet cho Sundar Pichai.
Alphabet là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, được thành lập năm 2015, dưới danh nghĩa là công ty mẹ của Google và những công ty khác trước đây thuộc sở hữu của Google.
Trong một bài đăng trên blog, hai đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin cho biết sẽ rời khỏi vị trí Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Alphabet để tái cấu trúc quản lý công ty; đồng thời đưa Sundar Pichai lên đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Alphabet (công ty mẹ của Google).
Theo tuyên bố, do vấn đề sức khỏe, ông Larry Page đã có vấn đề về giọng nói trong nhiều năm, nhưng tình trạng này không phải là lý do dẫn tới việc ông rời ghế CEO.
Văn hóa làm việc và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Google
“Alphabet hiện đã tạo được một vị thế vững chắc, Google và các công ty con khác đã hoạt động hiệu quả với tư cách những công ty độc lập. Bởi vậy, đã đến lúc chúng tôi cần đơn giản hóa cấu trúc quản lý”; “Chúng tôi vẫn có sự cam kết sâu sắc với Google và Alphabet trong dài hạn”, hai nhà đồng sáng lập viết trong blog.
Từ một công ty phần mềm, ban đầu chỉ tập trung vào mảng tìm kiếm, Google đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực hơn, kể cả phần cứng, sau hơn 20 năm hoạt động.
Việc hai đồng sáng lập Google từ chức, khiến nhiều người bất ngờ, nhưng không ngạc nhiên. Thực tế, cả hai hiếm khi xuất hiện trước công chúng, kể từ năm 2015, khi công ty này tái cấu trúc và đổi tên thành Alphabet.
Hai nhà đồng sáng lập tiếp tục phục vụ trong Ban giám đốc của Alphabet. Họ vẫn giữ quyền bỏ phiếu kiểm soát hoạt động kinh doanh, cũng như đảm bảo khả năng tác động lên Ban giám đốc của Alphabet, dù không còn giữ chức vụ cũ.
“Chúng tôi chưa từng là người giữ vai trò quản lý, vì chúng tôi tin đó là hình thức tốt hơn để điều hành công ty. Alphabet và Google không còn cần đến hai CEO và một chủ tịch”, đôi bạn thân viết trong thư thông báo.
Sự thay đổi ban giám đốc trên, xuất hiện đúng thời điểm Google đang phải đối mặt với hàng loạt chỉ trích. Giới lập pháp và chính trị gia tại Mỹ và châu Âu đã đặt nghi vấn về quy mô, cũng như thực tiễn bảo mật dữ liệu của công ty này. Larry Page từng là bộ mặt của công ty, hầu như không còn xuất hiện trước công chúng.
Doanh nhân Larry Page đã vắng mặt tại những cuộc họp báo cáo doanh thu hàng quý của công ty, đặc biệt không xuất hiện tại các phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ.
Văn hóa làm việc và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Google
Sundar Pichai đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Alphabet (công ty mẹ của Google). Ông nổi tiếng về tài năng và trí tuệ, đã đảm nhận vị trí CEO của Google vào năm 2015 - theo dự án việc tái cấu trúc mở rộng công ty hơn để tạo ra Alphabet.
Trước đó, ông Pichai từng giữ nhiều vai trò khác nhau tại công ty, bao gồm giám sát Chrome, giám đốc sản phẩm của Google và người đứng đầu hệ điều hành Android.
Quay lại với mục tiêu xây dựng siêu AI có tên Gemini
Nhà đồng sáng lập Sergey Brin đã từ chức và rời Google nhiều năm, nhưng đã quay lại với mục tiêu xây dựng siêu AI có tên Gemini.
Theo WSJ, Sergey Brin, người cùng với Larry Page thành lập Google năm 1998 và cùng rời ghế lãnh đạo năm 2019, đã đến trụ sở công ty ở Mountain View, California. Mục tiêu mới của ông là cùng các nhà nghiên cứu thúc đẩy phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo lớn tiếp theo.
Các nguồn tin tiết lộ, Sergey Brin bắt đầu tham gia các cuộc họp chuyên về AI tại văn phòng của Alphabet, công ty mẹ của Google, từ cuối năm 2022, nhưng tần suất và cường độ tham gia của ông tăng mạnh.
Trước đó, sau khi thôi mọi vị trí tại công ty do mình đồng sáng lập, Sergey Brin không can dự vào hoạt động nội bộ, trừ các dự án về khinh khí cầu hay hỗ trợ thiên tai.
Trong bối cảnh nổi lên cuộc cạnh tranh về công nghệ trí tuệ nhân tạo (A.I) giữa các công ty công nghệ tại thung lũng Silicon, Sergey Brin – nhà đồng sáng lập của Google đã quay trở lại và nhập lệnh đầu tiên vào ngày 24/1/2023.
Theo hình chụp màn hình được Forbes ghi nhận, có vẻ như Sergey Brin đã gửi yêu cầu truy cập vào mã lệnh vào ngày 24/1/2023. Hai nguồn tin cho biết, yêu cầu này liên quan đến công nghệ đàm thoại LaMDA - dự án được công bố lần đầu năm 2021 và thu hút sự chú ý trong thời gian qua, khi Google đang nỗ lực cạnh tranh với OpenAI, nhà phát triển công cụ ChatGPT ra mắt vào tháng 11/2022.
“Segey Brin đã nhập lệnh “CL”, viết tắt cho “changlist”, để nhận quyền truy cập vào dữ liệu huấn luyện LaMDA”, một nhân viên nhìn thấy mã lệnh cho biết. Người này chia sẻ, dòng lệnh này thay đổi tập tin cấu hình để bổ sung tên của Sergey Brin vào mã lệnh.
“Nhiều kỹ sư phần mềm của Google, kể cả những người không thuộc bộ phận phát triển, đã phê duyệt yêu cầu của Sergey Brin, với một vài người trong số đó chỉ đơn giản là cảm thấy hào hứng khi được cấp quyền truy cập cho nhà đồng sáng lập công ty”, nhân viên này cho biết thêm.
Mặc dù đây chỉ là sự thay đổi nhỏ về mặt kỹ thuật, song điều này nhấn mạnh Google nghiêm túc như thế nào trong việc nhìn nhận mối “đe dọa” từ OpenAi và những đối thủ cạnh tranh khác.
Theo New York Times, Pichai gần đây đã liên lạc với hai nhà sáng lập để đánh giá về chiến lược phát triển công cụ AI của Google và hỗ trợ đối phó với ChatGPT. Việc Sergey Brin quay trở lại cho thấy mức độ liên quan của nhà đồng sáng lập này như thế nào.
Google xem ChatGPT như tình huống khẩn cấp đến mức, CEO Pichai đã phải tuyên bố “báo động đỏ”, xáo trộn công việc của một vài bộ phận, để đưa ra chiến lược cạnh tranh.
Tuy nhiên, một vài nhân sự đã không phê duyệt cho Sergey Brin. Một người bình luận rằng “Hãy sửa lại Google trước”; một người khác viết “Ít nhất hãy trò chuyện với chúng tôi”, ám chỉ khoảng cách giữa hai nhà sáng lập với tập thể nhân sự tại Google trong một vài năm qua.
Khi thông báo Google tiến hành đợt sa thải lớn nhất lịch sử công ty với khoảng 12.000 nhân viên nhận quyết định cho thôi việc (tương đương với 6% lực lượng lao động vào tháng 12/2022), Sundar Pichai làm vậy để chuyển hướng tập trung sang công cụ A.I.
Trong email gửi tới nhân viên, Pichai cho biết “Chúng ta đang nắm cơ hội rất lớn từ việc ứng dụng công nghệ A.I trên mọi sản phẩm và sẵn sàng vận dụng một cách quyết liệt và có trách nhiệm”…
Hơn 20 năm trước, Google đã được thành lập - gây một tiếng vang lớn đối với ngành công nghệ. Google trở thành một trong 4 công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới, cùng với Facebook, Apple và Amazone. Larry Page và Sergey Brin - tên của hai ông được xướng danh trên khắp các mặt báo, đài, bởi những đóng góp to lớn cho khoa học và công nghệ máy tính. Sergey Brin - một trong những người sáng lập ra Google và là người được mệnh danh là thần đồng công nghệ này…
Thủy Hương