Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ninh Thuận: Trungnam Group bán 49% cổ phần nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc

Trung Nam Group vẫn giữ CP đa số tại Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc. Từ ngày 1/1/2021, ACIT có đầy đủ quyền và nghĩa vụ liên quan đến số cổ phần trên.

Trung Nam Group ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Hitachi Sustainable Energy
Trung Nam Group ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Hitachi Sustainable Energy.

Ngày 14/5, Công ty CP Điện gió Trung Nam (Trungnam Group) đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Hitachi Sustainable Energy (Hitachi SE), thuộc Tập đoàn Hitachi (Nhật Bản).

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Hitachi SE tại Việt Nam, mở ra bước tiến mới trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài về năng lượng tái tạo của Trungnam Group.

Theo hợp đồng ký kết, Hitachi SE sở hữu 35,1% CP tại Nhà máy điện gió Trung Nam. Với việc sở hữu 64.9% CP TNG sẽ tiếp tục giữ vai trò quyết định trong điều hành và định hướng phát triển các dự án điện gió.

Hiện Trungnam Group đã và đang đầu tư thực hiện dự án Nhà máy Điện gió Trung Nam, tổng số vốn đầu tư tương đương 4.000 tỷ đồng, có công suất 151,95 MW, thời gian khai thác 2.785 giờ/năm, sản lượng dự kiến 432.000.000 kWh/năm. Nhà máy Điện gió Trung Nam được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua Trạm Biến áp 220 kV Tháp Chàm.

Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc được Trung Nam Group khởi công vào tháng 7/2018, vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, nằm trên địa bàn xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc được Trung Nam Group khởi công vào tháng 7/2018, vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, nằm trên địa bàn xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận..

Thời gian qua, Trungnam Group đã đưa vào vận hành 2 dự án điện mặt trời tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận và tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với tổng công suất trên 360MW, cùng với dự án điện gió tại huyện Thuận Bắc có tổng công suất trên 151,95MW.

Ngoài ra, Trungnam Group là nhà đầu tư, tư nhân đầu tiên của Việt Nam xây dựng và đưa vào vận hành hoạt động thành công Trạm biến áp và đường dây 220/500KV kết hợp nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW. Trungnam Group hiện đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án năng lượng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2027 sẽ tăng thêm 10GW điện hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia. 

Trước đó, Trungnam Group và Công ty CP Kỹ thuật Công nghiệp Á Châu (ACIT) ký kết hợp đồng chuyển nhượng 49% CP tại nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc (Ninh Thuận). Theo hợp đồng ký kết, Trungnam Group sẽ chuyển giao chức vụ Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Trung Nam cho người đại diện của ACIT. Trước khi mua lại CP tại nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc,  ACIT đầu tư, đưa vào vận hành nhà máy điện Bầu Zôn tại tỉnh Ninh Thuận, công suất 25 MW, với vốn đầu tư 500 tỷ đồng.

Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc có tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, công suất 204 MW, vận hành từ tháng 7-2019. Mỗi năm nhà máy điện mặt trời hơn 200 triệu USD này cung ứng sản lượng điện tối đa 450 triệu kWh, giá bán điện là 9,5 cent một kWh trong 20 năm.

Ngoài nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc, Trung Nam Group hiện đang sở hữu dự án điện mặt trời khác công suất 450 MW tại Ninh Thuận và một dự án tại tỉnh Trà Vinh công suất 140 MW. Sau thời gian đầu tư vào điện mặt trời, Trung Nam Group đang chuyển hướng đầu tư vào điện gió tại Trà Vinh, Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận...

Theo Thương vụ chuyển nhượng CP tại nhà máy điện mặt trời 204 MW này diễn ra trong bối cảnh nhiều dự án điện mặt trời buộc phải cắt giảm công suất phát điện lên hệ thống điện quốc gia nhằm đảm bảo an toàn cho vận hành hệ thống điện. Hồi đầu năm, chính Tập đoàn Trung Nam cũng có văn bản gửi Chính phủ, kêu những khó khăn quanh việc giảm phát tại nhà máy điện mặt trời công suất 204 MW này.

Tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, năm nay có thể phải cắt giảm khoảng 1,3 tỷ kWh điện từ các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời) do cung đang dư thừa và để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện. Ngoài đầu tư điện mặt trời, Trungnam Group hiện đang "chuyển hướng" sang đầu tư điện gió với mục tiêu mang 900 trụ gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi đến các dự án tại các địa phương như: Đắk Lắk, Gia Lai, Trà Vinh, Ninh Thuận…

Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc được Trung Nam Group khởi công vào tháng 7/2018, vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, nằm trên địa bàn xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

Tổ hợp điện gió - điện mặt trời Trung Nam tại Thuận Bắc, Ninh Thuận.
Tổ hợp điện gió - điện mặt trời Trung Nam tại Thuận Bắc, Ninh Thuận..
 

Nhà máy có công suất 204 MWac, sản lượng điện tối đa khoảng 450 triệu kWh/năm với hơn 700.000 tấm pin cùng hệ thống giá đỡ xoay 120 độ, tự động xoay chiều và điều chỉnh hướng đón bức xạ mặt trời. Giá bán điện của Nhà máy này là 9,35 UScent/kWh trong vòng 20 năm.

Sau khi hoàn tất chuyển nhượng 49% số CP, Trung Nam Group cũng đã chuyển giao chức vụ quan trọng là Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Trung Nam cho ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó giám đốc ACIT. Từ ngày 1/1/2021, ACIT có đầy đủ quyền và nghĩa vụ liên quan đến số CP trên tại dự án.

Trước đó, ACIT đã đưa Nhà máy Điện mặt trời Bầu Zôn quy mô 25,03 MWp, vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng được xây dựng trên diện tích 29 ha tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận vào vận hành hồi tháng 8/2020.

Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam nằm trong tổ hợp năng lượng điện gió - điện mặt trời Trung Nam có tổng công suất 356 MW với sản lượng điện thiết kế là gần 1 tỷ kWh/năm.

Vào ngày 16/4 vừa qua, Trung Nam Group đã khánh thành Nhà máy điện gió Trung Nam công suất 151,95 MW tại tổ hợp này.

Như vậy, Trung Nam Group hiện có 2 dự án điện mặt trời tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận và tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với tổng công suất trên 360 MW, cùng với dự án điện gió tại huyện Thuận Bắc có tổng công suất trên 151,95 MW đã đi vào vận hành và đang thực hiện nhiều dự án năng lượng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2027 sẽ đưa thêm 10 GW hòa lưới hệ thống điện quốc gia

Hoàng Nguyên

Tin mới

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.