Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phân công, phân cấp để rõ trách nhiệm trong quản lý giá

Cơ chế phân công trong quản lý giá hiện nay đôi khi còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng “cơ quan nào làm được thì phân công”, nên tại dự thảo Luật Giá sửa đổi sẽ quy định rõ hơn để rõ trách nhiệm trong quản lý giá.

Còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý giá

Hiện nay, việc phân công, phân cấp trong quản lý giá được giao cho Chính phủ quy định chi tiết tại các văn bản hướng dẫn Luật Giá.

Trong thực tiễn cho thấy, việc Luật chưa đặt ra các nguyên tắc trong phân công, phân cấp đã làm việc phân công, phân cấp của Chính phủ trong thực tiễn đôi lúc còn chưa thể hiện rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong từng khâu cho nên trong một số trường hợp không phát huy được hết tính hiệu quả; việc phân cấp định giá Nhà nước từ trung ương xuống địa phương còn thiếu tính đồng bộ tại tất cả các địa phương.

Vai trò của địa phương trong quản lý giá cả thị trường hết sức quan trọng. Ảnh: TL
Vai trò của địa phương trong quản lý giá cả thị trường hết sức quan trọng. Ảnh: TL.

Theo Bộ Tài chính, đối với các cơ quan Trung ương, việc phân công nhiệm vụ giữa Bộ Tài chính với các bộ, ngành còn khá dàn trải dẫn đến nhiều đầu mối quản lý giá, trong khi quy trình thực hiện chưa gắn với trách nhiệm của cơ quan chủ trì thực hiện nên khi có những phát sinh vướng mắc thường có sự đùn đẩy trách nhiệm.

Cần phân công lại nhiệm vụ

Trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi không còn cơ chế liên tịch thì việc rà soát đánh giá để có sự điều chỉnh trong phân công lại nhiệm vụ giữa các cơ quan Trung ương là cần thiết.

Cơ chế phân công đôi khi còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng “cơ quan nào làm được thì phân công” mà chưa gắn với yếu tố chuyên ngành, chuyên môn, thiếu tính nguyên tắc để đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.

Trên một khía cạnh khác là việc phân công nhiệm vụ chưa tính hết được khả năng đáp ứng, cho nên trong một số lĩnh vực việc triển khai nhiệm vụ rất chậm, nhất là đối với những nhóm hàng hóa, dịch vụ phải điều chỉnh theo lộ trình.

Bộ Tài chính cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi không còn cơ chế liên tịch thì việc rà soát đánh giá để có sự điều chỉnh trong phân công lại nhiệm vụ giữa các cơ quan Trung ương là cần thiết.

Ngoài ra, việc giao Chính phủ định giá đối với một số mặt hàng như khung giá cho thuê mặt nước, khung giá cho thuê, mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ là không còn phù hợp vì việc quyết định giá không phải là vấn đề cơ chế chính sách. Vì vậy, việc nghiên cứu để chuyển giao thẩm quyền quyết định cho Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ chuyên ngành sẽ phù hợp hơn về nguyên tắc điều hành. Tuy nhiên, đối với mặt hàng quan trọng như khung giá đất, vẫn giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định do đây là mặt hàng đặc thù, có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn diện kinh tế, xã hội.

Bộ Tài chính giữ vai trò đầu mối quản lý, điều hành giá

Tại dự thảo Luật Giá sửa đổi sẽ sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên.

Về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về giá, trên cơ sở cụ thể hóa nội dung chính sách về việc tăng cường phân công, phân cấp cũng như làm rõ trách nhiệm giữa các bộ, ngành, địa phương, tại dự án Luật đã quy định chi tiết, cụ thể trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ.

Điều hành giá nhịp nhàng góp phần kiểm soát lạm phát, ảnh hưởng tới đời sống người dân. Ảnh: TL
Điều hành giá nhịp nhàng góp phần kiểm soát lạm phát, ảnh hưởng tới đời sống người dân. Ảnh: TL.

Trong đó: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá, có trách nhiệm ban hành các cơ chế, chính sách chung, phân công, phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá.

Theo đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ quyết định giá đối với rất ít hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quan trọng (như đất đai) và giao thẩm quyền định giá cụ thể cho các bộ.

Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ trong việc thực hiện thống nhất quản lý giá và thẩm định giá. Tại dự thảo Luật đã quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính tại Điều 10 với vai trò đầu mối trong việc triển khai các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá được Chính phủ giao; trong đó có những nhiệm vụ về bình ổn giá, định giá, tiếp nhận kê khai giá được phân công theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên ngành phụ trách.

Tại địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ được tăng cường phân cấp nhiều thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá trên địa bàn, đảm bảo thống nhất xuyên suốt từ trung ương đến địa phương.

Đối với quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng cơ bản được kế thừa như Luật hiện hành, có chỉnh lý lại một số nội dung nhằm đảm bảo phù hợp hơn với các mối quan hệ kinh tế - xã hội hiện nay. Đồng thời tăng cường thêm nghĩa vụ về công khai, cung cấp thông tin về giá cho các cơ quan quản lý và xã hội nhằm tăng cường giám sát, hậu kiểm.

Bộ Tài chính giúp Chính phủ thống nhất quản lý giá và thẩm định giá

Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ trong việc thực hiện thống nhất quản lý giá và thẩm định giá. Tại dự thảo Luật đã quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính tại Điều 10 với vai trò đầu mối trong việc triển khai các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Theo TBTCVN

Bài liên quan

Tin mới

Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội
Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác điều hành và đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo hoạt động điều hành trong thời gian tới.

Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới
Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới

Trong tháng 4/2024, gần 200 container trái cây tươi của các doanh nghiệp tại Lào được THILOGI vận chuyển đường bộ về cảng Chu Lai để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện
Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện

Theo báo cáo, tháng Tư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 13 văn bản quy phạm, trong đó có 12 nghị định và 1 quyết định quy phạm của Thủ tướng Chính phủ; 1 chỉ thị và 13 công điện. Tổng của 4 tháng, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 44 nghị định, 74 nghị quyết, 398 quyết định.

Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Dự kiến từ ngày 15 - 17/5, TAND Cấp cao xử phúc thẩm xét kháng cáo của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về việc giảm nhẹ án tù 18 năm.

Phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc
Phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc

Ngày 4/5, Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Phòng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn tuần tra, phát hiện 2.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc.

Thừa Thiên Huế- Thu giữ 2,4 tấn thực phẩm đông lạnh nước ngoài
Thừa Thiên Huế- Thu giữ 2,4 tấn thực phẩm đông lạnh nước ngoài

Ngày 4/5, đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Quảng Điền kiểm tra một Kho hàng hóa thực phẩm đông lạnh tại tổ dân phố Vĩnh Hòa, đường Nguyễn Vịnh, thị trấn Sịa, phát hiện và thu giữ 2,4 tấn hàng đông lạnh không rõ nguồn gốc.