Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển quy mô công nghiệp, nâng cao chất lượng và giá trị thủy sản Việt Nam - xu hướng tất yếu

Nuôi hải sản xa bờ, phát triển quy mô công nghiệp, nâng cao chất lượng và giá trị thủy sản được xem là xu hướng tất yếu để đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280 nghìn ha với 10 triệu m3 lồng nuôi và sản lượng khoảng 850 nghìn tấn, xuất khẩu đạt 1 tỷ USD...

Sáng 16/8, tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển - Cơ hội và thách thức”.

Với đường bờ biển dài, nhiều eo vịnh, đảo, nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên biển. Biển Đông còn là ngôi nhà của hàng nghìn loài hải sản nhiệt đới rất phong phú, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá mú, cá vược, tôm hùm, bào ngư, các loài nhuyễn thể…

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (Ảnh: VGP/Đỗ Hương)

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Rất ít doanh nghiệp tham gia đầu tư nuôi biển quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, máy móc thiết bị còn đơn giản, thiếu con giống, thức ăn và công nghệ lồng nuôi lạc hậu.

Phần lớn vật liệu lồng nuôi được làm từ gỗ hoặc tre, quả phao xốp nổi và khối xốp. Lồng nuôi thô sơ nên không chịu được sóng gió, dễ bị sóng đánh hư hỏng, còn vật liệu xốp gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng sau thời gian bị thải bỏ.

Ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng Giống và thức ăn thủy sản (Cục Thủy sản) cho biết: Việt Nam có 3.260 km bờ biển và 1 triệu km mặt biển, có khoảng 500 nghìn ha mặt nước có thể nuôi biển được, nghĩa là tiềm năng nuôi biển về mặt diện tích là rất lớn. 

"Có rất nhiều vùng, địa phương có thể phát triển nuôi biển, nhưng chúng tôi tạm chia thành các vùng chính như sau: Thứ nhất vùng phía bắc, nơi các cửa sông, cửa biển có thể phát triển nuôi cá, nhuyễn thể, giáp xác. Vùng thứ 2 là Duyên hải miền Trung, ở vùng này có thể nuôi cá biển quy mô lớn, sản lượng lớn. Vùng thứ 3 là Đông Nam Bộ và vùng thứ 4 là Tây Nam Bộ.

Về đối tượng nuôi cũng khá phong phú, đa dạng, từ các loại cá đến các loại nhuyễn thể (ngao, sò, hàu…), giáp xác (tôm hùm…) đến nhóm rong biển cũng đang có nhiều tiềm năng lớn để phát triển", ông Trần Công Khôi nói.

Ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng Giống và thức ăn thủy sản, Cục Thủy sản - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng Giống và thức ăn thủy sản, Cục Thủy sản (Ảnh: VGP/Đỗ Hương)

Công tác nuôi biển cũng nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua hàng loạt các chính sách, chủ trương. Điển hình là Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã được phê duyệt với tầm nhìn, mục tiêu, giải pháp cụ thể.

Theo đó, việc chuyển đổi sang nuôi hải sản xa bờ, phát triển quy mô công nghiệp, hướng tới xuất khẩu, nâng cao chất lượng và giá trị thủy sản Việt Nam được xem là xu hướng tất yếu nhằm đạt mục tiêu từ nay đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280 nghìn ha với 10 triệu m3 lồng nuôi và sản lượng khoảng 850 nghìn tấn, xuất khẩu đạt từ 0,8-1 tỷ USD. Đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300 nghìn ha với 12 triệu m3 lồng nuôi và sản lượng 1,45 triệu tấn, xuất khẩu đạt từ 1,8-2 tỷ USD. 

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cho biết, chúng ta có nhiều thuận lợi, có thể khai thác nghề nuôi biển không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều khó khăn, trong đó 99% số trại nuôi trên biển là quy mô hộ gia đình nên sức đầu tư nhỏ, mức độ cơ giới hóa yếu, phần lớn các bè nuôi thủ công, tận dụng các vật liệu, trong đó có vật liệu có thể gây hại môi trường.

Cùng với đó, các chuỗi nuôi biển đang manh nha nhưng nhỏ, chưa có sự kết nối hay việc cung cấp cá giống cũng chưa được kiểm định chặt chẽ. 

Ông Nguyễn Hữu Dũng đưa ra hình ảnh: "Du lịch đi đến đâu thì nuôi biển lùi đến đó" khi lâu nay hầu như hai lĩnh vực này không thể sống chung bởi nhiều địa phương chưa hài hòa lợi ích được hai lĩnh vực này. Thậm chí, du lịch hiện đang chiếm ưu thế hơn vì giá trị kinh tế thu lại.

Về vấn đề này, ông Trần Công Khôi cho biết, hiện cũng có nhiều mô hình phối hợp giữa du lịch và nuôi biển đã manh nha xuất hiện và đem lại đa giá trị cho cả du khách và người nuôi biển.

Đồng tình với ý kiến của ông Khôi, ông Đặng Xuân Trường, Trưởng phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) cho biết, Trung tâm khuyến nông đã cùng phối hợp xây dựng một số mô hình nuôi biển và kết hợp du lịch tại Nha Trang và Quảng Ninh. Những mô hình này được xây dựng bằng cách liên kết và tiêu thụ sản phẩm… giúp giảm chi phí đầu vào và đầu ra được đảm bảo ổn định.

Tâm An

Tin mới

Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc
Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra, tạm giữ hàng trăm hộp kẹo có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán
Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính vừa chủ trì Hội nghị thảo luận về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân
Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất.

Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng
Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng

Trong tháng Tám, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất trên địa bàn.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.