Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển và nâng cao chất lượng cà phê tại Quảng Trị

Cà phê là một trong 3 cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh Quảng Trị, trồng tập trung tại huyện Hướng Hóa với giống chủ lực là cà phê chè Catimor.

Diện tích trồng cà phê của Hướng Hóa khoảng 5.300ha tập trung phần lớn ở các xã: Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Tân Hợp, Tân Liên và thị trấn Khe Sanh.

Phát triển thương hiệu “Cà phê Khe Sanh”

Cây cà phê Quảng Trị có chất lượng cao được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện nay, cà phê chè Arabica Hướng Hóa được bảo hộ thương hiệu cà phê Khe Sanh.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành trồng và xuất khẩu cà phê. Bên cạnh việc đầu tư, chăm sóc, mở rộng diện tích, huyện còn chú trọng đến việc kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cà phê, thu mua nguyên liệu, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho các hộ dân.

Phát triển và nâng cao chất lượng cà phê tại Quảng Trị - Hình 1

Cây cà phê Quảng Trị có chất lượng cao được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng

Việc phát triển vùng chuyên canh cây cà phê gắn với công nghiệp chế biến, có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở vùng phía Tây của tỉnh. Hướng đi này giúp giải quyết việc làm, tạo ra mặt hàng xuất khẩu cà phê với thương hiệu nổi tiếng “Cà phê Khe Sanh”; qua đó góp phần giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Pa Cô, Vân Kiều. Giá trị kinh tế hàng năm từ cây cà phê mang lại cho người dân nơi đây khoảng 300 tỷ đồng.

Trẻ hoá những vườn cà phê già cỗi

Với mục tiêu phát triển sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa, năm 2018, 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với dự án EMEE triển khai mô hình cưa đốn phục hồi vườn cà phê già cỗi trên cây cà phê chè, tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Sau hơn một năm triển khai thực hiện, mô hình đã mang lại những kết quả rất khả quan.

Cưa đốn nhằm cải tạo làm trẻ hóa cơ bản vườn cà phê già cỗi. Vườn có thể tiến hành cưa đốn là vườn có độ tuổi từ 10 - 12 năm trở đi, bộ rễ còn khỏe, nhưng năng suất thấp.

Thời gian cưa đốn thường tiến hành trong tháng 1 - 2 hàng năm. Áp dụng kỹ thật cưa đốn, cây cà phê già cỗi được cưa toàn bộ thân chỉ để lại đoạn gốc cách mặt đất 15 - 20 cm. Mặt cắt xiên 45 độ theo hướng Nam nhằm tránh các hướng gió mùa Đông Bắc và Tây Nam.

Sau khi cưa xong cần thu dọn sạch vườn, rải vôi khử trùng, cuốc toàn bộ mặt đất trong vườn cách gốc cây cà phê khoảng 30 cm nhằm cắt đứt rễ già, tạo rễ mới phát triển. Tăng cường bón phân vào các thời điểm đầu mùa mưa (tháng 4 – 5), giữa mùa mưa (tháng 7 – 8) và cuối mùa mưa (tháng 10 – 11) để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Từ năm chăm sóc thứ 2 cây đã đạt chiều cao ổn định từ 145 – 150 cm, năng suất thu bói đạt từ 2 – 2,5 kg/cây, tương đương 8,4 – 10,5 tấn quả tươi/ha. Đến năm thứ 3 sau cưa đốn tất cả các vườn đều cho năng suất trên 20 tấn/ha, đảm bảo có lãi cho người trồng cà phê. Trong khi với các vườn tái canh trồng mới thì thời điểm này mới bắt đầu cho thu bói. Cây cà phê cho cho thu hoạch bói từ năm thứ 2 và ổn định từ năm thứ 3 trở đi với năng suất hơn 20 tấn/ha. Sau 3 năm cải tạo, năng suất cà phê sẽ tăng gấp 3 - 3,5 lần so với trước đây và bằng 80 - 90% năng suất cà phê trồng mới đưa vào khai thác ổn định. Sau khi cải tạo có thể thu hoạch thêm trong vòng 7 - 8 năm mới phải thay thế.

Việc áp dụng quy trình kỹ thuật cưa đốn trẻ hóa là cách làm dễ áp dụng, dễ đầu tư, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh hại, nângc ao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Cà phê là cây lâu năm song để giữ vững được thương hiệu thì phải tái canh. Ngoài việc chọn được những giống tốt, chất lượng cao thì phát triển cà phê phải luôn thích ứng với biến đổi khí hậu, chú ý đến vấn đề môi trường, nước tưới.

Hà Trần

 

Tin mới

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 8: Tập đoàn Hòa Phát – vươn lên tầm cao mới
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 8: Tập đoàn Hòa Phát – vươn lên tầm cao mới

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

BIDV hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao vị thế
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao vị thế

Tại “Diễn đàn doanh nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng thông qua các công cụ phát triển bền vững” vừa được tổ chức tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia đồng hành và chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp.

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng” vào tối 18/4.

Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam
Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam

Sáng 19/4, tại Trung tâm Hội nghị số 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4); trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Việt Nam trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc
Việt Nam trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc

Việt Nam vượt Philippines trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc, đạt 173,5 nghìn tấn, trị giá 70,3 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2024. Đặc biệt, chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...

Long An tạm giữ nhiều xe đạp và xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ
Long An tạm giữ nhiều xe đạp và xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An đã phối hợp với Công an xã Tân Long kiểm tra, tạm giữ 16 xe đạp và 05 xe đạp điện hiệu GIELANG, SUMMA không rõ nguồn gốc xuất xứ.