Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và củng cố lòng tin của nhân dân

Đó là hai trong các vấn đề mà Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Anh Công khẳng định là rất quan trọng trong hai ngày diễn ra Hội nghị Trung ương 5.

Tại Nghị quyết số 19 - NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương đã đưa ra những đánh giá, nhận định về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn trước đó.

Tuy nhiên, một số đánh giá tại Nghị quyết 19 về tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai đến nay vẫn còn nguyên giá trị như: lợi ích của Nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng; nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn; thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch "ngầm" còn khá phổ biến; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp...

Ảnh minh họa internet
Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và củng cố lòng tin của nhân dân . Ảnh minh họa internet.

Vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai cũng là nguyên nhân khiến chúng ta mất số lượng lớn cán bộ trong thời gian qua, kể cả cán bộ ở cấp cao. Đây là một điều rất đau xót.

Do đó, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 19 về đất đai lần này là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Đặc biệt, sẽ tạo cơ sở chính trị để sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và các luật liên quan, "bịt" được những lỗ hổng, góp phần sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, củng cố thêm lòng tin với người dân.

Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh: Trong tổng số các đơn, thư khiếu nại, tố cáo trên toàn quốc thì số lượng đơn, thư thuộc lĩnh vực đất đai chiếm khoảng 70%. Đây là tỷ lệ quá lớn, có nguyên nhân cơ bản do vi phạm trong quá trình thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng để phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương chưa xử lý hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân có đất bị thu hồi và doanh nghiệp, nếu không muốn nói là xử lý chưa tương xứng, khiến người dân có đất bị thu hồi chịu thiệt thòi.

Người dân chưa được thụ hưởng lợi ích chính đáng từ giá trị gia tăng của dự án được thực hiện trên mảnh đất bị thu hồi của mình. Đây là nguyên nhân gây bức xúc trong xã hội và cũng là nguyên nhân cơ bản của nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai thời gian qua, nhất là ở các địa phương đang có tốc độ đô thị hóa mạnh.

Các cơ quan chức năng nên nghiên cứu bổ sung quy định pháp luật để bảo đảm lợi ích của người dân có đất bị thu hồi được đặt trong mỗi dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Lợi ích ở đây là lợi ích lâu dài. Người dân không chỉ dừng ở vị trí là người bán đất, mà ở vị trí tham gia đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Chúng ta cần coi mỗi người dân là một cổ đông của dự án triển khai trên diện tích đất bị thu hồi đó. Bởi, ở nước ta, đất đai không chỉ là đất ở đơn thuần mà còn là công cụ sản xuất, thậm chí là công cụ sản xuất được ông bà để lại cho bố mẹ, bố mẹ để lại cho con cháu. Đó là công cụ mưu sinh của nhiều người dân chứ không chỉ là một loại hàng hóa thuần túy.

Hôm qua, khi còn đất, người dân có thể canh tác nông nghiệp và có thu nhập duy trì cuộc sống. Nhưng sau khi đất thu hồi, nông dân rất dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập, vì không kịp học nghề mới, thậm chí có những người quá tuổi để đào tạo nghề. Nếu các địa phương không chú ý giải quyết thấu đáo vấn đề này sẽ đẩy họ đến chỗ cùng cực, gây bất công xã hội, có nguy cơ gây bất ổn xã hội, an ninh trật tự.

Ảnh minh họa internet
Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và củng cố lòng tin của nhân dân. Ảnh minh họa internet.

Do vậy, khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19, tôi tin tưởng và kỳ vọng Trung ương sẽ nhìn rõ nguyên nhân, cũng như tìm ra giải pháp căn cơ để khắc phục những vấn đề nêu trên.

Ông Hoàng Anh Công khẳng định: "Cách đặt vấn đề của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với việc thực hiện nội dung này là rất đúng và trúng. Thảo luận về nội dung này theo từng lớp lang như vậy sẽ giúp nhận diện được những hạn chế nằm ở khâu nào, ở khoảng nào, trách nhiệm thuộc đối tượng nào và đến đâu, từ đó tiến tới sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, đặc biệt là Luật Đất đai năm 2013".

Có thể thấy, tại Nghị quyết 19 đã xác định, việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Nhưng thời gian qua, các vụ việc tiêu cực trong quản lý đất đai, gây mất cán bộ đều do thực hiện không đúng tinh thần Nghị quyết 19, quy định của Luật Đất đai năm 2013, khi tiến hành chỉ định giao đất thay vì thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án. Cách làm này đã gây thất thoát rất lớn tài sản của Nhà nước, vì đất được chỉ định thường ở mức giá thấp, trong khi nếu thực hiện đấu thầu nhiều khả năng sẽ có mức giá tốt.

Phân cấp, phân quyền cho địa phương trong quản lý, sử dụng đất đai là một chủ trương đúng đắn, nhằm giúp địa phương chủ động thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Nhưng, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp theo quy định pháp luật, không phải là thích làm như thế nào thì làm. Các địa phương được giao quyền tự quyết trong một số công việc, nhiệm vụ trên cơ sở tuân thủ đúng quy định pháp luật liên quan.

Những vụ việc được đưa ra kỷ luật, xử lý thời gian qua có không ít là do cán bộ móc ngoặc với doanh nghiệp để thu lợi thông qua thực hiện dự án thu hồi đất đai ở địa phương. Nếu họ trong sáng, làm vì lợi ích chung, làm đúng quy định pháp luật thì không có ai bị làm sao cả, làm đúng thì đáng lẽ còn phải được khen thưởng.

Nhiều dự án sau khi được điều tra lại đã phát hiện hành vi vi phạm pháp luật như đất đai phải thông qua đấu giá thì được chỉ định thực hiện, thậm chí có diện tích đất vàng được giao cho doanh nghiệp một cách đơn giản, gần như cho không. Phần chênh lệch giữa giá trị của mảnh đất sau khi thực hiện xây dựng hạ tầng cơ bản có lẽ đã vào túi của một số cá nhân thoái hóa biến chất này.

Theo Phó ban Dân nguyện thì thông qua phân tích, đánh giá nhằm Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 19, Trung ương sẽ đưa ra định hướng, cơ sở chính trị quan trọng cho công tác này. Và, trên cơ sở đó, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ tập trung vào nghiên cứu, đánh giá và sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và một số luật có liên quan.

Ông Hoàng Công Anh, Phó ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tôi tin tưởng vào thành công của Hội nghị Trung ương 5 lần này, vì chúng ta đã có định hướng thảo luận rất đúng đắn, qua đó giúp nhìn thẳng vào các hạn chế, tồn tại, từ đó xác định chủ trương, đường hướng nhằm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực mới để phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Nếu làm tốt công tác quản lý đất đai thì sẽ bảo vệ được cán bộ, củng cố thêm lòng tin của người dân.

Nguồn Báo Đại biểu Nhân dân

Bài liên quan

Tin mới

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024
Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024

Ngày 29/4, thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết: Tham dự Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic (NBPhO) năm 2024, cả 5 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng và 2 giải Khuyến khích.

Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh
Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định vừa phối hợp Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ, chia sẻ kỹ năng, phương pháp học tiếng Anh cho học sinh.

Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm
Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước. Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 81.000 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ
CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ

Sáng nay, 29/4, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và bốn tháng đầu năm 2024. CPI bốn tháng năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt người
Khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt người

Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.