Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Nam: Di sản văn hóa Mỹ Sơn tìm sản phẩm mới cho du lịch cộng đồng

Di tích văn hóa Mỹ Sơn có rất nhiều điểm thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng (homestay), đồng thời cần tìm giải pháp, mở ra hướng đi mới về phát triển du lịch mang tính bền vững tại Di sản Mỹ Sơn.

Di sản văn hóa Mỹ Sơn khách quốc tế đến tham quan.
Di sản văn hóa Mỹ Sơn khách quốc tế đến tham quan.

Chiều 11/9, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tổ chức tọa đàm tìm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng vùng phụ cận di sản. Tham dự có chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cộng đồng.

Chiều 11/9, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tổ chức tọa đàm tìm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng vùng phụ cận di sản.
Chiều 11/9, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tổ chức tọa đàm tìm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng vùng phụ cận di sản.

Vùng đệm đa dạng

Từ khi được công nhận di sản văn hóa thế giới, lượng khách đến Mỹ Sơn tăng theo hàng năm. Năm 1999, chỉ hơn 27 nghìn lượt khách, doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng thì đến năm 2013 lượng khách tăng lên 229.625 lượt, doanh thu đạt gần 21 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ đạt hơn 11,7 tỷ đồng. Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn là một trong hai điểm đến thu hút khách du lịch của tỉnh Quảng Nam. Trước dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng khách hằng năm hơn 10%. Năm 2023, Mỹ Sơn đón 420 nghìn lượt khách; 8 tháng năm 2024 đón gần 309 nghìn lượt khách tham quan.Ngoài tìm hiểu, tham quan các nhóm đền đài, khách thập phương còn có thể thưởng thức những dịch vụ phụ kèm như vận chuyển, tham quan nhà trưng bày, bảo tàng hiện vật, xem múa hát Chăm, hướng dẫn, mua sắm hàng lưu niệm… thời gian lưu lại đây còn hạn chế, doanh thu từ du lịch so với các điểm khác ở miền Trung như: Huế hay Hội An còn khá nhỏ. Nguyên nhân chính là sự đơn điệu sản phẩm cũng như khoảng trống về lưu trú và các dịch vụ phụ kèm khác.

Tham dự có chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cộng đồng.
Tham dự có chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cộng đồng.
Một tiết mục văn nghệ đặc sắc được biểu diễn tại Mỹ Sơn
Một tiết mục văn nghệ đặc sắc được biểu diễn tại Mỹ Sơn

Theo ông Nguyễn Công Khiết - Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, vùng đệm phụ cận Mỹ Sơn có đầy đủ yếu tố thuận lợi về thiên nhiên, điều kiện địa lý, lịch sử văn hóa, xã hội để phát triển du lịch cộng đồng.

Một số địa điểm, di tích nổi bật có thể kể đến như: Đập Thạch Bàn, Khu kỹ nghệ An Hòa, sân bay Đức Dục, chùa An Hòa… Cạnh đó, các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống có sự giao thoa văn hóa Chăm - Việt hết sức đặc sắc cùng cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm đầu tư.

ông Nguyễn Công Khiết - Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn và Phóng viên Tạp chí Thương hiệu & Công luận tại Mỹ Sơn
ông Nguyễn Công Khiết - Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn và Phóng viên Tạp chí Thương hiệu & Công luận tại Mỹ Sơn

Thời gian qua, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, xúc tiến quảng bá, liên kết chặt chẽ với các địa điểm du lịch, doanh nghiệp lữ hành, truyền thông báo chí…

“Đơn vị luôn xác định công tác quản lý khu di sản, ngoài nhiệm vụ bảo tồn và phát huy thì tạo sinh kế cho cộng đồng vùng di sản cũng là một trụ cột chính trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Mỹ Sơn” - ông Khiết chia sẻ.

Dù vậy, do một số nguyên nhân, đến nay kết quả khai thác du lịch cộng đồng vẫn chưa như mong muốn. Bên cạnh điều kiện hạ tầng du lịch chưa phát triển, các điểm đến di tích, thắng cảnh còn dạng tiềm năng; sản phẩm du lịch địa phương chưa nhiều, chưa đặc sắc, chưa chuyển đổi thành sản phẩm phục vụ du lịch; các chương trình lễ hội không được tổ chức thường xuyên do cộng đồng dân cư không phải là chủ thể...

Theo ông Nguyễn Công Khiết - Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, vùng đệm phụ cận Mỹ Sơn có đầy đủ yếu tố thuận lợi về thiên nhiên, điều kiện địa lý, lịch sử văn hóa, xã hội để phát triển du lịch cộng đồng.
Vùng đệm phụ cận Mỹ Sơn có đầy đủ yếu tố thuận lợi về thiên nhiên, điều kiện địa lý, lịch sử văn hóa, xã hội để phát triển du lịch cộng đồng.

Cần có sản phẩm du lịch mới

Sức ép của sự phát triển đặt ra cho Mỹ Sơn những vấn đề cần giải quyết về không gian, môi trường và bảo tồn di tích. Vấn đề đặt ra là sử dụng tối đa nguồn lực, thu lại tối đa lợi ích, tạo cho khách thập phương sự trải nghiệm tốt nhất đồng thời giảm tối thiểu sự xâm hại di tích và ảnh hưởng đối với môi trường. Vì vậy, bên cạnh hoạt động đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân lực...Mỹ Sơn cần xây dựng một chiến lược xúc tiến quảng bá phù hợp.

Để làm được điều này, kênh quảng bá được xác định “nới rộng biên độ”. Việc quảng bá nên được làm phong phú hơn trên các phương tiện truyền thông và qua các hãng lữ hành trong nước, quốc tế, nhất là website Mỹ Sơn; cập nhật tất cả thông tin hằng ngày để cung cấp cho khách du lịch; biên soạn sách hướng dẫn du lịch; làm tờ rơi, tập gấp phân phát cho du khách tại các trạm thông tin du lịch đầu mối như: Sân bay, bến cảng…. Hướng là tạo hình ảnh khu đền tháp Mỹ Sơn là một tour du lịch chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng, tăng trải nghiệm, đồng thời giảm thiểu sự quá tải và xâm hại di tích để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Khách quốc tế tham quan Mỹ Sơn
Khách quốc tế tham quan Mỹ Sơn

Hiện nay, xu hướng du lịch gắn với thiên nhiên. Đặc biệt, phù hợp với sinh cảnh vùng Mỹ Sơn. Như những tour khám phá, trekking đến những vùng phụ cận của di tích như: Thủy điện Mỹ Sơn, khu Hòn Đền giúp du khách trải nghiệm trong thế giới tự nhiên hoang sơ, tìm hiểu đời sống động thực vật phong phú, ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Mỹ Sơn... Đặc biệt, xây dựng chương trình phim 3D với nhiều thông tin khái quát về quá trình hình thành khu di sản trong dòng chảy lịch sử Đông Nam Á và mô hình ngôi đền mẫu cũng như một số hiện vật tiêu biểu theo mô típ trang trí qua các thời kỳ; xem phương pháp trùng tu nhóm tháp G; xem và nghe thuyết minh về lịch sử hình thành trung tâm tôn giáo Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa, kiến trúc đền tháp, nghệ thuật chạm khắc trên gạch và đá…

Dù đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ở Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn” mới chỉ là bước đầu nhưng đã vẽ ra một bức tranh tổng thể, hướng đến kết nối bền vững với Hội An, Cù Lao Chàm, Đà Nẵng, rộng hơn là các di sản thế giới khác trong khu vực như: Huế hay Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng...

Mỹ Sơn đón 420 nghìn lượt khách; 8 tháng năm 2024 đón gần 309 nghìn lượt khách tham quan.
Mỹ Sơn đón 420 nghìn lượt khách, 8 tháng năm 2024 đón gần 309 nghìn lượt khách tham quan.

Trao đổi tại tọa đàm, hầu hết ý kiến doanh nghiệp khẳng định, Mỹ Sơn và vùng phụ cận có tiềm năng rất lớn và nhiều dư địa để phát triển du lịch, kể cả lưu khách qua đêm. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là xây dựng được sản phẩm hoàn chỉnh, mang tính đặc thù, khác biệt phù hợp tâm lý và hợp với xu hướng của khách hàng.

Phóng viên Tạp chí Thương hiệu & Công luận tại Thánh địa Mỹ Sơn

Ngoài ra, cần đẩy mạnh liên kết các điểm xung quanh tạo nên tour tuyến phong phú, đa dạng hóa loại hình lưu trú, xác định thị trường mục tiêu, phát triển các loại hình du lịch MICE, Teambuilding… Qua đó, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách, hướng tới thúc đẩy du lịch cộng đồng vùng di sản Mỹ Sơn phát triển, tạo sinh kế, chuyển đổi ngành nghề cho người dân, đóng góp vào kinh tế - xã hội địa phương, cùng chung tay bảo tồn di sản.

Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn là một trong hai điểm đến thu hút khách du lịch của tỉnh Quảng Nam. Trước dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng khách hằng năm hơn 10%. Năm 2023, Mỹ Sơn đón 420 nghìn lượt khách; 8 tháng năm 2024 đón gần 309 nghìn lượt khách tham quan.

Hoàng Hữu Quyết

 

Bài liên quan

Tin mới

Ngày 20/9, 35 tấn hàng, Nga giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3, đến sân bay Nội Bài
Ngày 20/9, 35 tấn hàng, Nga giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3, đến sân bay Nội Bài

Số hàng hóa trên sẽ đến sân bay Nội Bài bằng chuyên cơ của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Nga vào ngày 20/9.

4 hồ chứa thuỷ điện lớn trên lưu vực sông Hồng đã ngừng xả lũ
4 hồ chứa thuỷ điện lớn trên lưu vực sông Hồng đã ngừng xả lũ

Vào 14h ngày 19/9, Công ty CP Thủy điện Thác Bà đã đóng 2 cửa xả mặt, cũng là 2 cửa xả cuối cùng của doanh nghiệp này được vận hành trong đợt mưa lũ do bão số 3 vừa qua.

193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?
193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Guterres nhấn mạnh, các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên "sẽ là một bi kịch".

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc thực hiện được quy định như thế nào?

LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - Mã: LPB) vừa công bố thông tin bổ sung nội dung họp đại hội đồng cổ đông bất thường, dự kiến diễn ra vào ngày 22/9 tới. HĐQT LPBank trình đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua tối đa 5% vốn điều lệ của FPT tại thời điểm triển khai, tính theo thị giá hiện hành tương đương khoảng gần 10.000 tỷ đồng.

Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia tại Lào Cai
Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia tại Lào Cai

Ngày 18/9/2024, Công an tỉnh Lào Cai đã đấu tranh, triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng có hành vi án mua bán người xuyên quốc gia.