Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quy định của EU về việc nhập khẩu thực phẩm trong tình tình dịch bệnh Covid-19

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại EU, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi, DG-SANTE khuyến cáo sử dụng nền tảng TRACES (https://webgate.ec.europa.eu/tracesnt/ecas-login) cho các chứng thư về vệ sinh và kiểm dịch động vật, thực vật đối với các sản phẩm được xuất khẩu sang EU.

Liên quan đến thông báo của Ủy ban Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE) thuộc Ủy ban châu Âu liên quan đến chứng thư xuất khẩu thực phẩm sang EU trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã có các văn bản số 287/XNK-NS ngày 23/3/2020 và số 356/XNK-NS ngày 09/4/2020 thông tin đến các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm để biết và có phương án xử lý phù hợp, đáp ứng các quy định nêu trên của phía bạn, tránh gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu.

Quy định của EU về việc nhập khẩu thực phẩm trong tình tình dịch bệnh Covid-19Quy định của EU về việc nhập khẩu thực phẩm trong tình tình dịch bệnh Covid-19

Cụ thể, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại EU, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi, DG-SANTE khuyến cáo sử dụng nền tảng TRACES (https://webgate.ec.europa.eu/tracesnt/ecas-login) cho các chứng thư về vệ sinh và kiểm dịch động vật, thực vật đối với các sản phẩm được xuất khẩu sang EU.

Đối với các quốc gia không sử dụng TRACES, doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp chứng thư gốc kèm với các lô hàng trong phương tiện vận chuyển. Trong trường hợp chứng thư gốc không thể gửi kèm lô hàng, DG-SANTE sẽ đề xuất với các Trạm kiểm soát biên giới tại EU chấp nhận các bản sao giấy chứng thư đáp ứng các điều kiện sau:

Bản scan giấy chứng thư gốc được gửi bằng email, từ hòm thư thuộc Cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương của nước sở tại đến hòm thư của Trạm kiểm soát biên giới tại EU của điểm nhập cảnh tại EU, được cung cấp tại các trang thông tin điện tử sau:

Đối với động vật và sản phẩm động vật:

https://ec.europa.eu/food/animals/vet-border-control/bip-contacts_en

Đối với thực phẩm và thức ăn có nguồn gốc phi động vật:

https://ec.europa.eu/food/safe/official_controls/legislation/imports/non-animal_en

Đối với cây trồng và sản phẩm thực vật:

https://ec.europa.eu/food/safe/official_controls/legislation/imports/plants_en 

Giấy chứng thư gốc được gửi đến Trạm kiểm soát biên giới tại EU sớm nhất có thể về mặt kỹ thuật, khi các hạn chế được đề cập ở trên đã được xem xét hoặc dỡ bỏ đáng kể.

Theo Thông báo số SANTE.DDG2.G.5/HK/2028121 ngày 30/3/2020 của EC, Việt Nam thuộc Danh sách Phụ lục II cần phải thực hiện Quy định số 2019/1973 về việc xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và thức ăn không có nguồn gốc động vật vào thị trường EU cần phải kiểm soát độ nguy cơ nhiễm aflatoxin, tồn dư thuốc trừ sâu, chất pentachlorophenol và dioxin hoặc/và nguy cơ nhiễm vi sinh vật khác.

Việc áp dụng Quy định số 2019/1973 yêu cầu mỗi lô hàng sản phẩm nêu trên phải có một Giấy chứng nhận chính thức theo mẫu tại Phụ lục IV của Quy định này. Mỗi lô hàng cũng phải có các Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm từ cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu theo quy định tại Điều 10 của Quy định EU 2019/1973. Giấy chứng nhận nêu trên hiện đã được triển khai qua hệ thống điện tử TRACE-NT (https://web.gate.ec.europa.eu/tracesnt/ecas-login) và cho phép chứng nhận kiểm dịch đối với tất cả các sản phẩm động vật và thực vật xuất khẩu vào EU.

Hệ thống TRACE-NT cũng cho phép đăng tải lên các kết quả xét nghiệm liên quan trong quá trình thực hiện chứng nhận. Người khai báo qua hệ thống TRACE-NT phải đăng ký tài khoản thông qua hệ thống xác nhận người dùng của Hội đồng Châu Âu, còn gọi là “EU login” (hiện có khoảng 42.000 tài khoản đã được đăng ký cho các thành viên thương mại hoặc các cơ quan chức năng trên thế giới). Việc khai báo TRACE-NT cần biến đổi tương thích cho mỗi quy trình hành chính khác nhau của các nước khác nhau.

Đối với đối tác đã sử dụng hệ thống TRACE-NT cho việc xuất khẩu các sản phẩm khác, hiện muốn tiếp tục sử dụng để chứng nhận cho việc xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và thức ăn không có nguồn gốc động vật (thuộc Danh sách Phụ lục II) cần kiểm tra kỹ lưỡng về việc có cần thiết phải thay đổi thông tin về cơ quan chức năng liên quan hay không, và sau đó thông báo lại cho bộ phận thường trực của hệ thống TRACE (địa chỉ email: sante-trace@ec.europa.eu). Đối với trường hợp khai báo lần đầu cho việc xuất khẩu thực phẩm và thức ăn không có nguồn gốc động vật (thuộc Danh sách Phụ lục II), cần phải liên hệ với bộ phận thường trực của hệ thống TRACE để xác nhận cơ quan chức năng liên quan và được chứng nhận bởi cơ quan đó.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm
Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm

Tại Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng đề nghị, các tỉnh, thành phố đôn đốc các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra.