Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quy hoạch điện VIII: Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Đề án Chiến lược

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Văn bản gửi Bộ Công Thương về việc góp ý Dự thảo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Phù hợp với các Quy hoạch quốc gia

Theo EVN, Quy hoạch điện VIII có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển hạ tầng cung ứng điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn tới, định hướng mục tiêu nhiệm vụ chi tiết có ảnh hưởng - liên quan đến các hoạt động của EVN và các tập đoàn kinh tế lớn hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.

EVN cho biết, Đề án Quy hoạch điện VIII đã được thực hiện nghiêm túc công phu, đã tổng hợp phân tích đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch quốc gia trong các giai đoạn trước, nêu lên được các tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện, đặc biệt trong quá trình thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020; đã xây dựng phương pháp luận, nghiên cứu đề xuất các kịch bản nhằm lựa chọn kịch bản để định hướng chương trình phát triển nguồn và lưới điện Việt Nam trong các giai đoạn quy hoạch.

Đồng thời, Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành, được xây dựng phù hợp với các Quy hoạch quốc gia, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các tỉnh và yêu cầu đồng bộ với quy hoạch các ngành kinh tế khác, nhất là quy hoạch các ngành hạ tầng kinh tế, trong khi các quy hoạch này đều đang trong quá trình xây dựng, thậm chí chưa được triển khai nên tính đồng bộ giữa các quy hoạch nên tiềm ẩn khó khăn khi triển khai thực hiện.

Đối với lĩnh vực năng lượng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/2/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 55). Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55, trong đó giao Bộ Công Thương xây dựng và triển khai đồng bộ: Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia tới năm 2050, Quy hoạch tổng thể về năng lượng Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch điện VIII.

“Kính đề nghị Bộ Công Thương cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Đề án Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia nói trên để có định hướng phát triển năng lượng sơ cấp đồng bộ giữa các đề án và làm cơ sở xem xét định hướng phát triển nguồn điện lực trong Quy hoạch điện VIII”, EVN đề nghị.

Bên cạnh đó, định hướng trong Quy hoạch điện VIII cần cập nhật định hướng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó mục tiêu phấn đấu đến 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đến năm 2045, trở thành nước phát triển.

Theo EVN, quy hoạch có tính “mở” đây là một trong những đổi mới của Quy hoạch điện VIII nằm tạo thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện, phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và khắc phục các bất cập tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch trong các giai đoạn trước. Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch theo quan điểm mở yêu cầu ban hành kịp thời hệ thống văn bản pháp luật để hướng dẫn thực hiện và các cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch.

Quy hoạch điện VIII, đề xuất cắt giảm năng lượng tái tạo
Quy hoạch điện VIII, đề xuất cắt giảm năng lượng tái tạo

Định hướng trong Quy hoạch điện VIII

EVN dự báo, nhu cầu điện trong các giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Đồng thời cần rà soát để cập nhật mục tiêu tiết kiệm năng lượng theo Nghị quyết 55 (tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045).

“Nhu cầu điện được dự báo theo các kịch bản tăng trưởng GDP (kịch bản cao, kịch bản cơ sở và kịch bản thấp), tuy nhiên cơ cấu thành phần phụ tải điện tại các năm mốc quy hoạch của các kịch bản tương đương nhau, bên cạnh đó tỷ trọng nhu cầu điện của các ngành thương mại - dịch vụ,  nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản có xu hướng giảm là chưa phù hợp với định hướng chuyển dịch kinh tế sang hướng thương mại, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao tại Nghị Quyết 55”, EVN lưu ý.

Về năng lượng sơ cấp, quy hoạch không đưa ra được đánh giá nguồn năng lượng sơ cấp, tỷ trọng nguồn năng lượng sơ cấp trong nước và nhập khẩu cho sản xuất điện để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và các vấn để liên quan đến nhập khẩu nhiên liệu (LNG, than nhập khẩu...), như khả năng nhập khẩu, hạ tầng nhập khẩu...

Về quy hoạch phát triển nguồn điện, trong Quy hoạch điện VIII chủ yếu định hướng phát triển các nguồn điện NLTT và nguồn điện sử dụng LNG, nhưng với quy hoạch mang tính động, mở nên chưa xác định qui mô, vị trí tiềm ẩn một số khó khăn trong quá trình thực hiện. Đồng thời tỷ trọng nguồn truyền thống thấp, trong khi tỷ trọng NLTT quá lớn (cao hơn mục tiêu tại Nghị quyết 55) sẽ tác động lớn đến công tác đầu tư, vận hành hệ thống điện và đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Về quy hoạch lưới điện truyền tải vẫn được phát triển theo hướng tiếp tục xây dựng các đường dây truyền tải xoay chiều (HVAC) 500kV-220kV trên cơ sở nhu cầu truyền tải điều này dẫn đến khối lượng đầu tư lưới rất lớn, sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện đặc biệt bố trí quỹ đất cho các công trình điện. Bên cạnh đó đường trục 500kV Bắc - Nam được đấu nối quá nhiều nguồn điện nên không thực hiện được vai trò là “xương sống” của hệ thống điện Việt Nam nhằm vận hành tối ưu các nguồn điện.

Hệ thống điện Việt Nam đến nay đã là hệ thống điện lớn và phát sinh rất nhiều khó khăn trong việc vận hành an toàn ổn định hệ thống.

“Cần quy hoạch và lộ trình thực hiện để từng bước phân tách hệ thống điện theo các miền/vùng/tiểu vùng nhằm giảm dòng ngắn mạch, nâng cao độ tin cậy, giảm thiểu các tác động, các sự cố lan truyền trên hệ thống. Trong đó, xem xét sớm đưa vào công nghệ truyền tải một chiều (HVDC) như đường dây một chiều áp dụng cho truyền tải Bắc - Nam và liên kết các vùng/miền (qua các Trạm Back-To-Back)”, EVN đề nghị.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động
“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh có tổng mức đầu tư gần 3.900 tỷ đồng, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm. Hiện dự án đã đi vào hoạt động giai đoạn 1.

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.