Cấp tín dụng cho DA năng lượng tái tạo: Nhiều vướng mắc trong khâu thẩm định
Tại Tọa đàm "Góp ý cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức mới đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) cho biết, MB đã xác định ngành năng lượng tái tạo là ngành tăng trưởng và ưu tiên cấp tín dụng, đặc biệt là đối với lĩnh vực điện gió và điện mặt trời.
Gặp nhiều khó khăn vướng mắc
Theo MB, Việt Nam là nước có nhiều thuận lợi trong việc phát triển năng lượng tái tạo và MB đã xác định ngành năng lượng tái tạo là ngành tăng trưởng và ưu tiên cấp tín dụng, đặc biệt là đối với lĩnh vực điện gió và điện mặt trời. Từ năm 2017, MB đã thực hiện tiếp cận thẩm định rất nhiều dự án thuộc lĩnh vực này và hiện MB trở thành ngân hàng tiên phong trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam cấp tín dụng cho điện gió, điện mặt trời. Ước tính sơ bộ, MB tài trợ tín dụng cho các dự án cung cấp khoảng 15% tổng quy mô công suất phát điện mặt trời; khoảng 12% công suất phát điện gió trên cả nước.
Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định cho vay MB cũng gặp một số khó khăn vướng mắc.
Cụ thể, các dự án điện năng lượng tái tạo có thời gian vay vốn rất dài, từ 10 - 15 năm nên các Ngân hàng bị vướng các giới hạn an toàn, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Việc này làm giảm quy mô vốn của ngân hàng có thể cấp tín dụng cho lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Rủi ro về giải tỏa công suất và từ chối mua điện trên PPA làm cho ngân hàng rất khó thẩm định hiệu quả dự án.
"Nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phương, các doanh nghiệp triển khai dự án thường là doanh nghiệp mới được thành lập tại các địa phương nên năng lực tài chính chỉ có vốn tự có. Việc thẩm định năng lực tài chính, kinh nghiệm triển khai và năng lực đầu tư của khách hàng là khó khăn", MB cho hay.
Đồng thời, các dự án năng lượng tái tạo được định nghĩa là dự án tài trợ chuyên biệt nên hệ số RWA được đánh giá ở mức 160% là mức khá cao và hạn chế nguồn vốn cấp tín dụng cho lĩnh vực này.
Nghị đinh 81/2020-NĐ-CP ra đời, các dự án năng lượng tái tạo cơ bản không phát hành được trái phiếu, do quy định mỗi đợt phát hành cách nhau 6 tháng, trong khi nhu cầu là liên tục.
Khâu thẩm định gặp nhiều khó khăn vướng mắc
Xây dựng cơ chế cho tín dụng xanh
Để hỗ trợ khơi thông dòng vốn cho tín dụng xanh phục vụ các dự án Năng lượng tái tạo, MB đã đưa ra một số đề xuất như:
Đối với Ngân hàng Nhà nước: Cần hoàn thiện hướng dẫn và xây dựng cơ chế cho tín dụng xanh. Xem xét loại trừ hoặc tính một phần của các khoản vay dài hạn cho các dự án tín dụng xanh vào các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn về tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Xem xét giảm tỷ lệ tính hệ số rủi ro RWA đối với các doanh nghiệp dự án từ 160% xuống còn 100%.
Có các chương trình hỗ trợ hoặc kết nối với các định chế tài chính nước ngoài để có chương trình tái cấp vốn, phát hành trái phiếu xanh ưu đãi cho các ngân hàng, doanh nghiệp tham gia nhiều vào chương trình tín dụng xanh.
Ưu tiên giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng cho vay vào các dự án Năng lượng tái tạo hằng năm.
Đối với Bộ Công Thương và EVN: Xem lại hợp đồng mẫu, không đẩy rủi ro về doanh nghiệp, doanh nghiệp đã được phê duyệt dự án và tính toán hiệu quả trên công suất phát thiết kế, khi phát điện EVN phải mua hết công xuất phát, không để quyền từ chối mua điện trên các hợp đồng mẫu.
Bộ Tài chính: Xem lại nghị định 81/2020-NĐ-CP, không giới hạn số đợt phát hành, thời gian giữa các đợt phát hành đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu thực hiện trực tiếp vào dự án, các dự án điện gió phải thi công mất 2 - 3 năm nên việc giới hạn các đợt phát hành như nghị định 81/2020-NĐ-CP làm cho các chủ đầu tư không huy động được nguồn vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Bùi Quyền
Tin mới
Doanh nghiệp phân phối "rục rịch" chuẩn bị hàng hóa phục vụ mùa Tết
Doanh số bán lẻ tại một số nền kinh tế lớn trên thế giới như các nước châu Âu, Mỹ đều chậm, lạm phát tại nhiều nước vẫn tăng cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng bán lẻ khá tốt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn trong tầm kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp phân phối “rục rịch” chuẩn bị hàng hóa phục vụ mùa Tết.
TP. Hồ Chí Minh chấn chỉnh tình trạng thu chi đầu năm học
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản chấn chỉnh công tác thu, chi đầu năm học; vận động tài trợ cho giáo dục và kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
THACO INDUSTRIES xuất khẩu lô thùng giữ nhiệt đầu tiên sang Mỹ
Hiện nay, THACO INDUSTRIES đang mở rộng sản xuất sản phẩm công nghiệp và dân dụng, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như: Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU...
Trong tháng 9, lượng xe ô tô nhập khẩu tăng mạnh
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê mới được công bố, trong tháng 9/2023, ước tính có khoảng 39.600 chiếc ô tô mới được bổ sung cho thị trường Việt Nam, bao gồm cả xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước, tăng 29,3% so với tháng 8...
Quảng Ninh: Từ 1/10 cấm đường Hạ Long để diễn tập phương án chữa cháy cấp bộ
Sáng mai 1/10, tại khu vực bến phà cũ, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, sẽ chính thức diễn ra chương trình diễn tập phương án chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn cứu hộ cấp bộ, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ninh.
Quảng Ninh mong muốn thu hút mạnh mẽ nguồn vốn từ các doanh nghiệp Hàn Quốc
Ngày 30/09, tại TP. Hạ Long, Đoàn các doanh nghiệp Hàn Quốc do ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) đã đến thăm, khảo sát và tìm hiểu môi trường đầu tư tại Quảng Ninh.
Câu chuyện thương hiệu
Bức tranh thương hiệu ACM - Tập đoàn Khoáng sản Á Cường
Hành trình xây dựng thương hiệu Xianxi của CEO Văn Sơn
Meyhomes Capital Phú Quốc - The Infinity: Ưu đãi khủng kích hoạt “bom tấn” đầu tư cuối năm
Quỹ Chăm sóc Sức khỏe Gia đình Việt Nam mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng
Hồ Chí Minh: Doanh nhân Thanh Hóa gắn kết giao thương hỗ trợ doanh nghiệp thành viên
Bức tranh thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á