Tần suất đi mua sắm giảm thay vào đó kích thước giỏ hàng tăng lên cho mỗi lần mua hàng (Ảnh minh họa)Tần suất đi mua sắm giảm thay vào đó kích thước giỏ hàng tăng lên cho mỗi lần mua hàng (Ảnh minh họa)

Thứ nhất, thị trường bán lẻ biến động, thay đổi trong tiêu thụ các mặt hàng để phòng chống dịch. Một số mặt hàng “nóng” trong sử dụng cũng như xu hướng mua dự trữ tại các đô thị.

NTD cũng có xu hướng dự trữ các loại thực phẩm ăn liền tại nhà như: mì và các sản phẩm ăn liền, xúc xích, đồ ăn nhẹ, nước đóng chai và thực phẩm đóng hộp …, đặc biệt là ở những khu vực có trường hợp nhiễm bệnh hay cách ly.

Thứ hai, Covid-19 làm thay đổi rất nhiều hoạt động của người dân, không chỉ trong mua sắm mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là trong du lịch, học hành và giải trí.

Để giữ an toàn và bảo vệ bản thân, NTD đã hạn chế bớt các hoạt động hằng ngày có mức độ tương tác với nhiều người. Tần suất đi mua sắm giảm đi, thay vào đó kích thước giỏ hàng tăng lên cho mỗi lần mua hàng.

Người dân hạn chế mua sắm tại các chợ bán lẻ truyền thống, trong khi đó, các định dạng bán lẻ hiện đại lớn bao gồm đại siêu thị, siêu thị được lựa chọn nhiều hơn do sự hấp dẫn của các định dạng này là  cung cấp điều kiện vệ sinh hơn, đa dạng sản phẩm và rất nhiều chương trình hỗ trợ phòng chống dịch bệnh như giao hàng tận nhà, giá ổn định và nhiều chương trình bán hàng hỗ trợ nông dân.

Trong giai đoạn này, các địa điểm quy mô nhỏ, sạch sẽ và cự ly gần hơn như cửa hàng thực phẩm, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi sẽ được người tiêu dùng ưu tiên hơn cùng dịch vụ giao hàng, chú trọng vào các mặt hàng nhu yếu phẩm.

Thứ 3, Covid-19 đã giúp mua sắm trực tuyến cùng dịch vụ giao hàng và bán lẻ đa kênh lên ngôi. Ngay cả khi chưa có dịch, thương mại điện tử năm 2020 được kỳ vọng sẽ tăng khả quan. Mô hình mua sắm từ trực tuyến đến ngoại tuyến (OTO) và mua sắm thương mại điện tử phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của NTD Việt trong thời gian này.

Các nền tảng mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng theo đó dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng người mua lẫn doanh thu, nhờ vào (1) thu hút người mua mới chưa bao giờ mua sắm trực tuyến trước đó (hiện nay đến 3/4 hộ gia đình Việt Nam tại 4 thành phố chính chưa mua bất kỳ sản phẩm tiêu dùng nhanh nào trực tuyến, theo dữ liệu Consumer Panel - Kantar cập nhật đến hết năm 2019 và (2) gia tăng mức chi tiêu từ những người đã và đang mua hàng trực tuyến.

Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong những tháng tới, đặc biệt là khi đã có khuyến cáo từ Chính phủ và các cơ quan QLNN về việc tránh đám đông và tiếp xúc trực tiếp.

Thứ tư, ý thức về sức khỏe của NTD Việt Nam tăng lên mạnh mẽ và thái độ chủ động theo dõi thông tin.

Có thể nói, chưa bao giờ ý thức về sức khỏe và vệ sinh của NTD Việt được nâng cao như hiện nay. Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, 65% người dân theo dõi tin tức nhiều lần trong ngày. Nhìn chung, người Việt Nam đang có ý thức rất cao về dịch Covid-19 khi theo dõi các tin tức cập nhật về dịch bệnh nhiều lần mỗi ngày với tốp ba nguồn thông tin là thông tin từ Bộ Y tế, các chương trình TV, báo chí, mạng xã hội…).

Cũng theo Nielsen VN, người dân không chỉ nhận thức rõ về ý thức phòng dịch mà họ còn đang có những hành động bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh này. Họ đeo khẩu trang bất cứ khi nào ra khỏi nhà (89%), rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn (87%) và tránh tụ tập ở những nơi công cộng hoặc đông người (81%).

Bện cạnh đó, ứng phó trong mùa dịch bệnh cũng là thời cơ để các nhà bán lẻ kiểm tra năng lực quản trị doanh nghiệp cũng như khả năng xử lý rủi ro, xử lý khủng hoảng – điều tối cần thiết để tồn tại qua đại dịch Covid 19 và sẵn sàng cho thời kỳ phục hồi sau mùa dịch.

PV