Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Tăng tốc” đàm phán TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kỳ vọng tạo ra một khu vực thươ

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kỳ vọng tạo ra một khu vực thương mại tự do (TMTD) với hơn 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đã có những trì hoãn do bất đồng giữa một số nước thành viên. Làm sao để “tăng tốc” đàm phán TPP và có thể sớm đạt được thỏa thuận chung vào cuối năm hoặc đầu năm 2015 là vấn đề nan giải hiện nay.

TPP đang… chậm lại

Đàm phán TPP được bắt đầu từ năm 2010, đến nay đã có sự tham gia của 12 nước, bao gồm: Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Singapore, Peru, Nhật Bản và Việt Nam. Vòng đàm phán mới nhất về TPP kết thúc tại Ottawa (Canada) trung tuần tháng 7 cho kết quả không như dự kiến, trở thành mối quan tâm lớn hiện nay. TPP được đánh gia là hiệp định TMTD thế hệ thứ 3, kỳ vọng trở thành phiên bản thay thế cho vòng đàm phán Doha, vốn chỉ tập trung vào các vấn đề bảo hộ tại đường biên giới. Tham vọng của TPP là tạo ra hoạt động thương mại lớn hơn giữa các nước tham gia và đạt chuẩn mực về cách thức thương mại trong thế kỷ 21. Các quốc gia tham gia TPP sẽ được hưởng lợi từ việc hoàn thành hiệp định này, song cũng đòi hỏi tất cả 12 nước tham gia phải thích nghi các chuẩn mực cao hơn.

Trước vòng đàm phán mới, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker cho biết, chúng ta đang đi đến hồi kết của đàm phán và đay là phần khó khăn. Do vậy, có thể phải mất một thời gian, mà chính xác là TPP đang… chậm lại! Nhưng có thể bảo đảm chắc chắn rằng chúng ta đang có các tiến bộ. Mỹ đang cùng lúc triển khai đàm phán Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) với Liên hiệp châu Âu (EU) và chuẩn bị cho bầu cử giữa nhiệm kỳ, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2014. Song, điều đó không có nghĩa là Mỹ không quan tâm đày đủ tới TPP. Theo Ủy ban tư vấn về Chính sách thương mại quốc tế, Mỹ có lợi ích thật sự trong TPP, bởi: Thứ nhất, việc đàm phán TPP là thực chất đối với Mỹ, là căn cứ quan trọng để các đối tác thực hiện những nỗ lực đàm phán ở mức cao cho TPP; Thứ hai, Mỹ mong muốn can dự vào mạng lưới các hiệp định thương mại (FTA) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như đối trọng kinh tế với Trung Quốc tạo nên lợi thế nhất định trong đàm phán TPP cho các nước trong khu vực, đặc biệt là những nước chưa có FTA với Mỹ như Malaysia và Việt Nam; Thứ ba, khi chưa có Malaysia tham gia TPP, VIệt Nam là một đích ngắm quan trọng của Mỹ trong đàm phán này.

Đã quá kỳ vọng vào TPP (?)

Không giống với nhiều người có thái độ hào hứng với TPP, ví nó như “cánh cửa đang mở rộng” để chào đón Việt Nam, một số chuyên gia có thái độ bình tĩnh hơn. Theo họ, nếu không có cải cách thật sự để tăng nội lực thì TPP cũng chỉ mang tính chất một cuộc trình diễn và có thể sau năm hay bảy năm nữa cũng sẽ không có nhiều thay đổi vối kinh tế Việt Nam.

Tại Diễn đàn Kinh doanh 2014 do tạp chí Forbes Vietnam tổ chức mới đây, bà Virginia Foote, Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt, Chủ tịch và CEO Bay Global Stratery, thẳng thắn bày tỏ: “Không phải đặt chân vào TPP là đã bước lên viên gạch cao hơn. TPP rất khác với Hiệp định thương mại song phương (BTA) và WTO. Đó có thể là thỏa thuận mà Việt nam ký kết những không bao giờ sử dụng; nó đem lại cơ hội lớn nhưng sẽ có hiệu lực độc lập song hành với các hiệp định khác, kể cả WTO, chứ không liên quan đến nhau. Chỉ các nước đạt được các tiêu chuẩn của TPP thì mới có lợi. Tức là nếu không tự nâng những chuẩn mực, cách làm, giá trị của mình, bạn sẽ vẫn nằm ngoài cuộc chơi thương mại. Gia nhập TPP thì thuế quan trong 12 quốc gia nội khối sẽ giảm, nhưng chuẩn mực sẽ tăng lên. TPP không hướng đến giải quyết những khó khăn lớn nhất của kinh tế Việt Nam, không nhắm đến giúp cải cách hành chính, giải quyết khó khăn về thu hút đầu tư hy sự thay đổi bản chất của tiền tệ; và nó không giải quyết những nút thắt cơ bản của nền kinh tế. Sẽ mất 1 -2 năm để nhìn rõ nét hình hài TPP với Việt Nam. Những năm “bản lề” này sẽ rất quan trọng để Chính phủ cải cách hành chính hay xử lý rất nhiều vấn đề Việt Nam từng bỏ lỡ.

Theo nhiều chuyên gia, nếu nhìn vào các cam kết đa phương, Việt Nam đã có (WTO, Hiệp định TMTD ASEAN…) chúng đã không làm kinh tế Việt Nam thăng hoa như kỳ vọng. Đối với các DN, có thể có mức độ ảnh hưởng khác nhau bởi những cam kết. Để “thăng hạng” trong kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần đặt lại câu hỏi, từ đó đặt lại vị trí của mình. Việt Nam có nền tảng và cơ hội đạt những vị thế cao hơn ở những sản phẩm như cà – phê, sản phẩm nông nghiệp với chất lượng tốt chứ không phải giá rẻ…

Đồng tình với quan điểm này, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa cho rằng, vấn đề là Việt Nam có muốn tăng trưởng hay không. Muốn trở thành một nước thế nào thì cần những bước đi tương ứng. Nguồn lực tài nguyên, vốn chưa được sử dụng hiệu quả, hệ thống giáo dục, kinh doanh không đủ tạo ra việc làm. Thị trường hoạt động không tốt, quan trọng nhất là chưa có sự ăn khớp giữa thị trường và lao động, tức là có sự “trục trặc” về hệ thống giáo dục khi không tạo ra những con người theo nhu cầu thị trường…

Tại một cuộc tọa đàm của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP. HCM, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh cũng nhận định: “Chúng ta đã quá kỳ vọng và hứng khởi về TPP. Trước đây, WTO được kỳ vọng giải quyết toàn bộ vấn đề của kinh tế Việt Nam và với TPP hiện cũng vậy. Lối thoát cho kinh tế Việt Nam phải xuất phát từ nội lực của nền kinh tế, ý chí quyết liệt thay đổi…”.

Tích cực mở rộng tham vấn, “tăng tốc” TPP

TPP dự kiến sẽ ký kết vào cuối năm nay, theo đó các cam kết thương mại hàng hóa trong TPP được ví ở mức WTO+ và đi xa hơn các FTA mà Việt Nam đã ký kết. Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu sâu rộng nền kinh tế, TPP sẽ giúp Việt Nam giao thương với nhiều thị trường lớn. Khác với WTO, trong trường hợp Việt Nam TPP sẽ dẫn đến những thay đổi căn cơ mọi thứ khi TPP đòi hỏi một môi trường kinh doanh minh bạch và có tính cạnh tranh cao.

Giám đốc thương mại nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) Nguyễn Đức Thành nhận định, với Việt Nam, một lợi ích rõ rệt nhất là tự do hóa thương mại trong TPP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, trước hết các sản phẩm chế tạo sử dụng nhiều lao động. Điều này xuất phát từ thực tế TPP là khu vực TMTD lớn với sự tham gia của các nước công nghiệp phát triển có tính bổ sung thương mại cao với Việt Nam. Những quy định, yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ, quyền sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường và một số nội dung khác của TPP sẽ là những khó khăn lớn đối với Việt Nam, thaamk chí có thể triệt tiêu các lợi ích của việc mở rộng thị trường và thu hút đầu tư.

Tại buổi đối thoại với các DN thuộc Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh, trưởng đoàn đàm phán TPP Việt Nam cho biết, các nước tham gia TPP đều thống nhất gỡ bỏ hoàn toàn thuế xuất khẩu để bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng. Bên cạnh đó, các nước cũng đề xuất mở cửa cho hàng tân trang và đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về cấp phép xuất khẩu. Đoàn đàm phán Việt Nam đang và sẽ tích cực tham vấn với các bộ, ban, ngành, các hiệp hội, DN… để “tăng tốc” đàm phán TPP, tìm kiếm những lợi ích cốt lõi cho nền kinh Việt Nam. Tham gia đàm phán TPP, Việt Nam kỳ vọng sẽ tạo ra dòng chảy thương mại thuận lợi cho các DN ở mọi thành phần kinh tế.

Theo Thời nay

Tin mới

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...

Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024
Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024

Chiều 27/4, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai)đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế mở rộng nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai với các địa phương của vùng Tây Nam (Trung Quốc) và các thành phố Du lịch của các nước Đông Nam Á.

Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"
Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"

Chiều 27/4, tại khu vực phố cổ Công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tổ chức chương trình Lễ hội bia và chả mực Hạ Long 2024, xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam".

Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu
Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.

Xử phạt 4 cơ sở kinh doanh về hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu
Xử phạt 4 cơ sở kinh doanh về hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu

Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện các cơ sở đang kinh doanh 2.175 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử và phụ kiện thuốc lá điện tử do nước ngoài sản xuất với tổng giá trị hơn 170 triệu đồng; đã xử phạt số tiền trên 132 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là trên 279 triệu đồng; đồng thời tịch thu 2.175 đơn vị sản phẩm là thuốc lá điện tử các loại.

Quảng Ninh: Đồng bộ các phương án đảm bảo an toàn dịp lễ 30/4-1/5
Quảng Ninh: Đồng bộ các phương án đảm bảo an toàn dịp lễ 30/4-1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Quảng Ninh dự kiến đón lượng khách đông đột biến. Điều này cũng dễ dẫn đến nguy cơ mất ANTT. Để đảm bảo an toàn địa bàn, phục vụ các hoạt động du lịch, trải nghiệm của du khách, Công an Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ.