Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng viện phí: Gánh nặng lại đè vai người bệnh

Thông tin từ Bộ Y tế, từ ngày 1/3/2016, gần 1.900 dịch vụ y tế sẽ tăng giá từ 30 - 50%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây sẽ là gánh nặng rất lớn đối với người bệnh.

THCL Thông tin từ Bộ Y tế, từ ngày 1/3/2016, gần 1.900 dịch vụ y tế sẽ tăng giá từ 30 - 50%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây sẽ là gánh nặng rất lớn đối với người bệnh.

 

Tăng viện phí: Gánh nặng lại đè vai người bệnh - Hình 1

“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”

Lý do dẫn tới việc tăng viện phí là không có tiền trang bị, sửa chữa nên máy móc xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, hơn 60% dân số đã có thẻ BHYT. Nếu không điều chỉnh viện phí thì BV không có tiền duy trì hoạt động và làm hạn chế quyền lợi của người bệnh…

Theo ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế), với cách tính viện phí sắp triển khai không phải là tăng chi phí để thực hiện các dịch vụ y tế mà thực chất là chuyển các khoản chi trước đây Nhà nước bao cấp trực tiếp cho các BV vào giá, chuyển phần ngân sách này sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT.

Về cơ bản, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách này. “Các đối tượng không có thẻ BHYT sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, với chính sách này là nhằm khuyến khích người dân tham gia BHYT”, ông Liên nói.

Thống kê của Bộ Y tế, người không tham gia BHYT đang chiếm tỷ lệ khoảng 30% dân số. Theo ông Lê Văn Khảm, Phó vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, mục tiêu của Bộ Y tế sẽ khuyến khích người dân tham gia BHYT. Khi điều chỉnh giá, người dân sẽ thấy được lợi ích, tính nhân văn của BHYT và tham gia nhiều hơn.

Đây là những lý giải “một chiều” mà Bộ Y tế và các BV đưa ra nhằm thuyết phục dư luận, song đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía người dân.

Tăng viện phí là hợp lý, nhưng mức tăng chỉ hợp lý khi phù hợp với sự đáp ứng về tài chính của Quỹ BHYT và khả năng chi trả của bộ phận không tham gia bảo BHYT. Việc tăng viện phí tất nhiên sẽ ảnh hưởng trước hết đến những người không tham gia BHYT.

Ngay cả những người tham gia BHYT - chắc chắn cũng phải chịu tác động. Họ lo lắng: Liệu với mức viện phí mới, Quỹ BHYT có đủ sức kham nổi? Nếu không thì tất yếu phí tham gia BHYT sẽ tăng và họ sẽ phải chịu thêm một khoản. Ông Lê Văn Phúc, Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cũng khẳng định, khung giá viện phí mới có thể khiến Quỹ BHYT bị âm từ 6.000 - 7.000 tỷ đồng/năm.

Với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính, phải điều trị lâu dài, dù có BHYT nhưng phải đồng chi trả 5%. Đây là điều thực sự khó khăn với họ.

Viện phí tăng, sẽ kéo theo tiền thuốc men, dịch vụ, sinh hoạt ăn uống ở BV cũng tăng theo. Đó sẽ là gánh nặng rất lớn đối với người bệnh, nhất là người nghèo, nông dân, người làm công ăn lương.

Chất lượng dịch vụ có tăng?

Với việc Bộ Y tế tăng viện phí, một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm: Liệu chất lượng KCB có tăng theo giá dịch vụ? Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) cho rằng, Bộ đang kỳ vọng vào việc 100% người dân sẽ tham gia BHYT. Với mục tiêu đó, sẽ không có sự phân biệt trong quy trình KCB giữa bệnh nhân khám theo BHYT và các bệnh nhân khác.

Theo ông Khuê, khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, Bộ Y tế và Cục Quản lý KCB đã có những giải pháp để nâng cao chất lượng KCB tại các BV, cơ sở y tế, bao gồm: Thay đổi về mặt quản lý, các BV sẽ có một bộ phận chuyên trách về quản lý chất lượng.

Từ sự điều chỉnh giá, Bộ Y tế yêu cầu các BV tạm thời không được điều chỉnh giá dịch vụ KCB theo yêu cầu, giá của các dịch vụ kỹ thuật trên các máy xã hội hóa. Các cơ sở cũng phải công khai phần chênh lệch giữa 2 loại giá: Do BHYT chi trả và các máy xã hội hóa; thực hiện giảm phần chênh lệch phải nộp đối với người bệnh có thẻ BHYT.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng, nếu đồng nghĩa tăng cái này phải tăng cái kia thì không luôn luôn như vậy. Tăng viện phí không phải luôn đi kèm với tăng chất lượng KCB vì chất lượng dịch vụ y tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Vì vậy, dù có điều chỉnh giá dịch vụ này, chưa chắc chất lượng KCB sẽ tăng lên. Có tăng, thì cũng chỉ ở mức độ nào, tăng ở tuyến nào thì phải chờ đợi và đánh giá thêm.

“Viện phí tăng, chất lượng KCB có tăng hay không thì phải chờ đợi và đánh giá thêm, chúng tôi cũng không dám chắc có tăng hay không”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, để chờ đợi sự thay đổi rõ rệt trong vấn đề chất lượng dịch vụ y tế thì nó vượt quá thực tế hiện nay. Bởi ngành y tế, có rất nhiều vấn đề còn phải điều chỉnh về cấu trúc, chức năng, phạm vi hoạt động của các loại hình cơ sở y tế (công - tư) của chất lượng nhân sự, cách làm việc cũng phải được điều chỉnh, trang thiết bị, thuốc, sinh phẩm.

Đơn cử, viện phí tăng vẫn không giải quyết được vấn đề quá tải BV, bởi quá tải là câu chuyện của thiếu giường bệnh, thiếu BV, yếu kém về năng lực chuyên môn của tuyến dưới. Viện phí tăng, nhưng chắc chắn thời gian tới, tình trạng 2 - 3 người bệnh nằm chung 1 giường tại các cơ sở y tế tuyến trung ương, BV chuyên khoa đầu ngành tim mạch, ung bướu, sản, nhi… chưa thể chấm dứt.

Áp lực cơ sở KCB

Theo TS. BS. Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP. HCM, việc tăng viện phí không khiến BV được lợi. Ngược lại, các BV đang rất lo lắng vì việc tăng viện phí đồng nghĩa với việc BV bị giảm ngân sách, trong khi phải tích cực nâng cao chất lượng KCB để “hút” bệnh nhân. Nếu hiểu không sâu, nhiều người cho rằng, việc tăng viện phí sẽ khiến BV tăng được một nguồn thu lớn?

Đối với các BV tuyến huyện, không chỉ đối mặt với giá viện phí tăng, mà còn đối mặt với việc mở thông tuyến khám, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến xã trong cùng địa bàn tỉnh từ 01/01/2016 (theo Luật BHYT); nghĩa là bệnh nhân BHYT được quyền lựa chọn BV tuyến huyện bất kỳ trên địa bàn tỉnh để đến khám, điều trị bệnh. Điều này đòi hỏi các BV tuyến huyện phải cạnh tranh gay gắt trong thu hút bệnh nhân.

Do vậy, đối với các cơ sở KCB, lộ trình tăng giá viện phí đặt lên vai họ áp lực không nhỏ về tái đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân, tương ứng với mức giá tăng, cũng như thu hút được bệnh nhân.

Rất nhiều ý kiến băn khoăn: Vì sao ngành y tế không tập trung nâng cao chất lượng KCB trước, đầu tư xây thêm nhiều BV, sau đó mới tính đến việc điều chỉnh viện phí? Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên cho rằng, nếu đặt vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ trước thì rất khó mà phải đi song song từng bước một, vừa điều chỉnh giá, vừa nâng cao chất lượng. Trên cơ sở nâng cao chất lượng thì các cơ sở y tế sẽ thu hút được người bệnh và có nguồn lực để nâng cao chất lượng y tế.

Chưa thể biết chắc chắn là chất lượng KCB có thể tăng lên cùng với viện phí hay không, nhưng ít nhất, thêm một khoản tiền lớn để khám và điều trị bệnh thì đương nhiên người bệnh có quyền đòi hỏi và yêu cầu về chất lượng đối với các BV

Hoan Nguyễn

Tin mới

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm
Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm

Tại Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng đề nghị, các tỉnh, thành phố đôn đốc các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra.

Công an Thanh Hóa tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án 06
Công an Thanh Hóa tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án 06

Công an Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Tạm hoãn xuất cảnh một số lãnh đạo doanh nghiệp ở Quảng Ngãi do nợ thuế
Tạm hoãn xuất cảnh một số lãnh đạo doanh nghiệp ở Quảng Ngãi do nợ thuế

Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi vừa có loạt văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 3 lãnh đạo doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vì chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Văn bản được Cục Thuế Quảng Ngãi phát đi ngày 20/3/2024.

Thanh Hóa khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin
Thanh Hóa khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin

Sáng 29/3, tại Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập, xã Xuân Lộc (Hậu Lộc), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với MobiFone tỉnh Thanh Hóa, các đơn vị liên quan tổ chức khánh thành công trình thanh niên số hóa thông tin khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập.