Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương hiệu Đạt Phương với bức tranh tài chính phát triển doanh nghiệp

Như Thương hiệu & Công luận đã đăng tải bài viết: “Thương hiệu Tập đoàn Đạt Phương và câu chuyện chiến lược xây dựng hình ảnh đầy tham vọng” liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Đạt Phương Group – CTCP Tập đoàn Đạt Phương, trong đó vấn đề kinh doanh, tài chính, đầu tư,… được khách hàng, người tiêu dùng (NTD) quan tâm hàng đầu.

Trong hành trình xây dựng thương hiệu của mình, Đạt Phương Group gặp phải không ít những thăng trầm, khiến khách hàng, NTD quan tâm về các quyền lợi được hưởng, đặc biệt là vấn đề tài chính khi đầu tư vào những dự án này. Vậy, Đạt Phương Group gặp phải những thăng trầm như thế nào?

Đời sống người lao động

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, vừa công khai danh sách các đơn vị sử dụng lao động nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ 01 tháng trở lên.

Theo thông báo của Bảo hiểm Xã hội TP. Hà Nội, công bố ngày 07/11/2022, trên địa bàn thành phố có 52.230 đơn vị còn nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm. Trong đó, Công ty cổ phần (CTCP) Tập đoàn Đạt Phương, thương hiệu Đạt Phương, địa chỉ tầng 15, Tòa nhà Handico, KĐT mới Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội đang rơi vào tình trạng nợ đóng BHXH với số tiền hơn 391 triệu đồng của 189 lao động trong 01 tháng.

CTCP Tập đoàn Đạt Phương nợ đóng BHXH với số tiền hơn 391 triệu đồng của 189 lao động.
CTCP Tập đoàn Đạt Phương nợ đóng BHXH với số tiền hơn 391 triệu đồng của 189 lao động..

Như vậy, với số tiền nợ đóng bảo hiểm, các chủ doanh nghiệp nêu trên hầu như bỏ rơi người lao động, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với người lao động, không hợp tác với cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Các hành vi đó gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội, trực tiếp vi phạm lợi ích cơ bản về an sinh xã hội của người lao động.

Chia sẻ với báo chí, ông Lê Đình Hùng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội cho biết, thực tiễn đi kiểm tra các doanh nghiệp và nắm bắt từ Công đoàn cơ sở cho thấy, thời gian qua nổi lên một số hành vi trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội như: Lợi dụng cơ chế, chính sách còn kẽ hở; chế tài xử lý nợ chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động chưa nghiêm nên doanh nghiệp cố tình chây ì, trốn đóng hoặc chiếm dụng khoản tiền này của người lao động. Việc các công ty đóng các khoản bảo hiểm cho người lao động là trách nhiệm bắt buộc khi giao kết hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, không ít công ty, doanh nghiệp đã có hành vi vi phạm pháp luật khi nợ hay "trốn đóng bảo hiểm xã hội", dẫn đến người lao động phải gánh chịu thiệt hại nhãn tiền, nhất là không nhận được trợ cấp thất nghiệp; không được bảo hiểm xã hội chi trả các chế độ như: Ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất.

Luật sư Hoàng Văn Sản, Giám đốc Công ty Luật Tùng Sơn phân tích, hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 17, Luật Bảo hiểm Xã hội 2014. Tại Luật Hình sự cũng có những chế tài cụ thể, nhưng trong thực tế hầu như không xử lý được trường hợp nào. Cơ quan tiến hành tố tụng nhận thức rằng, muốn xử lý hình sự phải chứng minh được doanh nghiệp trốn đóng. Trong khi đó, khi làm việc với cơ quan chức năng cũng như cơ quan tiến hành tố tụng, đơn vị sử dụng lao động cho rằng, họ không trốn đóng mà chỉ chậm đóng và đưa ra nhiều lý do, rồi chỉ khắc phục một phần. "Cần làm rõ việc thế nào là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Hoặc chậm đóng trong bao lâu thì coi như trốn đóng. Như thế mới kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ì. Vì càng để lâu, việc khắc phục càng khó khăn, người lao động càng thiệt thòi", luật sư Hoàng Văn Sản nhấn mạnh.

Cùng chung góc nhìn, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đưa ra quan điểm, nếu những vướng mắc trong các quy định trong Luật Tố tụng Dân sự, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 và Bộ luật Lao động năm 2019 chưa được triển khai rốt ráo, việc giải quyết, ngăn ngừa tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Đạt Phương liên tiếp vay tín dụng

Ngày 21/06/2022, Hội đồng Quản trị (HĐQT) CTCP Đạt Phương đã thông qua nghị quyết về việc vay vốn, bảo lãnh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) – chi nhánh Nam Thăng Long với mức giới hạn tín dụng năm 2022 – 2023 là 1.815 tỷ đồng, trong đó, giới hạn cho vay ngắn hạn là 540 tỷ đồng, giới hạn bảo lãnh, L/C là 1.275 tỷ đồng. HĐQT cũng thông qua việc sử dụng các tài sản thuộc quyền sở hữu của Đạt Phương/bên thứ ba tại Vietinbank – chi nhánh Nam Thăng Long để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng đối với khoản vay/bảo lãnh/L/C nói trên.

CTCP Đạt Phương vay vốn, bảo lãnh Vietinbank – CN Nam Thăng Long với mức giới hạn tín dụng năm 2022 – 2023 là 1.815 tỷ đồng và BIDV – CN Thăng Long với mức hạn tín dụng năm 2022-2023 là 1.580 tỷ đồng.
CTCP Đạt Phương vay vốn, bảo lãnh Vietinbank – CN Nam Thăng Long với mức giới hạn tín dụng năm 2022 – 2023 là 1.815 tỷ đồng và BIDV – CN Thăng Long với mức hạn tín dụng năm 2022-2023 là 1.580 tỷ đồng.

Cũng trong tháng 06/2022, HĐQT CTCP Đạt Phương đã thông qua phương án vay vốn, bảo lãnh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Thăng Long với mức hạn tín dụng năm 2022-2023 là 1.580 tỷ đồng, trong đó, hạn mức vay vốn  ngắn hạn (gồm bảo lãnh thanh toán) là 600 tỷ đồng, hạn mức vốn trung, dài hạn là 30 tỷ đồng, hạn mức bảo lãnh (trừ bảo lãnh thanh toán) là 950 tỷ đồng. HĐQT cũng thông qua chủ trương đầu tư các tài sản, thiết bị phục vụ thi công và sản xuất kinh doanh năm 2022-2023 với tổng mức đầu tư 42,9 tỷ đồng.

Tháng 03/2022 tháng, Tập đoàn Đạt Phương cũng thông qua phương án vay vốn, bảo lãnh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với mức giới hạn tín dụng là 300 tỷ đồng, trong đó, hạn mức vay ngắn hạn tối đa là 200 tỷ đồng, hạn mức bảo lãnh tối đa là 300 tỷ đồng, hạn mức vay trung dài hạn là 30 tỷ đồng. Mục đích của đợt vay nhằm tài trợ các nhu cầu tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn hợp pháp, hợp lý, hợp lệ phục vụ hoạt động kinh doanh.

CTCP Đạt Phương vay vốn, bảo lãnh Ngân hàng Vietcombank – CN Thăng Long với mức giới hạn tín dụng là 300 tỷ đồng.
CTCP Đạt Phương vay vốn, bảo lãnh Ngân hàng Vietcombank – CN Thăng Long với mức giới hạn tín dụng là 300 tỷ đồng.

Vào hồi tháng 08/2021, Tập đoàn Đạt Phương cũng thông qua phương án vay vốn, bảo lãnh tại Vietinbank – chi nhánh Nam Thăng Long với mức hạn tín dụng năm 2021 là 1.300 tỷ đồng, trong đó, hạn mức vay vốn  ngắn hạn (gồm bảo lãnh thanh toán) là 450 tỷ đồng, hạn mức bảo lãnh là 850 tỷ đồng.

Đến tháng 10/2021, Tập đoàn Đạt Phương đã thông qua phương án vay vốn, bảo lãnh tại BIDV – chi nhánh Thăng Long với mức hạn tín dụng năm 2021-2022 là 1.300 tỷ đồng, trong đó, hạn mức vay vốn ngắn hạn (gồm bảo lãnh thanh toán) là 550 tỷ đồng, hạn mức vốn trung là 30 tỷ đồng, hạn mức bảo lãnh là 720 tỷ đồng HĐQT cũng thông qua chủ trương đầu tư các tài sản, thiết bị phục vụ thi công và sản xuất kinh doanh năm 2021-2022 với tổng mức đầu tư là 42 tỷ 900 triệu đồng.

Năm 2021, Tập đoàn Đạt Phương vay vốn, bảo lãnh tại Vietinbank – CN Nam Thăng Long với mức hạn tín dụng năm 2021 là 1.300 tỷ đồng và BIDV – CN Thăng Long với mức hạn tín dụng năm 2021-2022 là 1.300 tỷ đồng.
Năm 2021, Tập đoàn Đạt Phương vay vốn, bảo lãnh tại Vietinbank – CN Nam Thăng Long với mức hạn tín dụng năm 2021 là 1.300 tỷ đồng và BIDV – CN Thăng Long với mức hạn tín dụng năm 2021-2022 là 1.300 tỷ đồng.

Những con số "ấn tượng" trên báo cáo tài chính

Quay trở lại kết quả kinh doanh, theo BCTC hợp nhất quý III/2022 của Tập đoàn Đạt Phương, ghi nhận doanh thu thuần đạt 880 tỷ đồng (tăng 60,4% so với cùng kỳ năm trước). Cơ cấu doanh thu gồm: Doanh thu hợp đồng xây dựng đạt 595 tỷ đồng (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước), doanh thu từ bán điện TP đạt 105 tỷ đồng (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, doanh thu từ kinh doanh bất động sản đạt 178 tỷ đồng, giảm gần 9% so với cùng kỳ năm trước. Lãi gộp quý III đạt 195 tỷ đồng, tăng 42%, so với cùng kỳ năm trước; biên lãi gộp giảm từ 25,1% còn 22,1%.

A7 - Nguồn: Theo BCTC Quý III/2022
Nguồn: Theo BCTC Quý III/2022.

Trong 09 tháng, doanh thu thuần của của Tập đoàn Đạt Phương đạt 2.225 tỷ đồng, tăng 45% so với đầu năm. Mảng xây dựng đạt 1.304 tỷ đồng tăng gấp đôi, mảng điện đạt 449 tỷ đồng tăng 57%, trong khi đó mảng bất động sản đạt 467 tỷ đồng giảm 20,6% so với cùng kỳ năm trước.

Kết thúc quý III/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Đạt Phương đạt 5.845 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,7% so với đầu năm. Đáng chú ý, hàng tồn kho đạt 1.470 tỷ đồng, tăng mạnh 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước; Các khoản phải thu ngắn hạn đạt 704 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn đạt 84 tỷ đồng, giảm 88% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo BCTC quý III/2022 của Tập đoàn Đạt Phương, tính đến ngày 30/09/2022, nợ phải trả đạt 3.749 tỷ đồng, giảm 10% so với đầu năm. Diễn biến đáng chú ý là trong khi khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm 54% còn 369 tỷ đồng thì nợ vay tăng 17%, lên 2.096 tỷ đồng (vay ngắn hạn là 1.082 tỷ đồng, tăng 6%; vay dài hạn là 1.764 tỷ đồng, tăng 4%).

A8, A9 - Nợ vay, dòng tiền kinh doanh âm
A8, A9 - Nợ vay, dòng tiền kinh doanh âm.

Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Đạt Phương là 2.096 tỷ đồng, tăng 17,6% so với đầu năm. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 1,78 lần. Một điểm đáng chú ý là dòng tiền kinh doanh 09 tháng của DPG âm 415 tỷ đồng (cùng kỳ dương 273 tỷ đồng); nguyên nhân là do tăng tồn kho (188 tỷ đồng), tăng các khoản phải thu (114 tỷ đồng); giảm các khoản phải trả (553 tỷ đồng) và chi trả lãi vay (135 tỷ đồng). Do đó, dòng tiền vay trả tăng mạnh, lần lượt đạt 1.230 tỷ đồng và 1.091 tỷ đồng, tăng 6,6 lần và 4,9 lần so với cùng kỳ.

Dù tăng cường vay mượn song dòng tiền thuần 09 tháng của công ty vẫn âm 314 tỷ đồng, khiến tiền và tương đương tiền giảm 30%, còn 731 tỷ đồng.

Các khoản vay ngắn hạn của Đạt Phương chủ yếu là vay ngân hàng BIDV, Vietinbank, trong đó, vay nợ Vietinbank – CN 12 TP Hồ Chí Minh với gần 1.188 tỷ đồng.
Các khoản vay ngắn hạn của Đạt Phương chủ yếu là vay ngân hàng BIDV, Vietinbank, trong đó, vay nợ Vietinbank – CN 12 TP Hồ Chí Minh với gần 1.188 tỷ đồng. (Nguồn: Theo BCTC quý III/2022)

Các khoản vay ngắn hạn của thương hiệu Đạt Phương chủ yếu là vay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (337 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long (502 tỷ đồng). Các khoản vay dài hạn ngoài khoản vay trái phiếu 300 tỷ đồng, còn lại là vay ngân hàng, trong đó chủ nợ lớn nhất là Vietinbank chi nhánh 12 Thành phố Hồ Chí Minh với gần 1.188 tỷ đồng.

A7 Ngân hàng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 12 Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang được ghi nhận là
Ngân hàng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 12 Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang được ghi nhận là "chủ nợ" lớn nhất của Tập đoàn Đạt Phương.

Trong số dư nợ cao ngất ngưởng kia, phải kể tới lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng đã phát hành vào cuối tháng 10/2021. Trái phiếu này có kỳ hạn 36 tháng, lãi suất năm đầu là 10,5%/năm, các năm sau thả nổi bằng tổng của 3,5% cộng với lãi suất tiền gửi bình quân của 04 ngân hàng quốc doanh (hiện khoảng 7,5%/năm), nhưng không thấp hơn 10,5%/năm.

Số vốn trên được Tập đoàn Đạt Phương huy động để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh, và/hoặc đầu tư trực tiếp, gián tiếp vào các dự án của công ty con.

Đáng chú ý, tài sản đảm bảo của trái phiếu là 19 triệu cổ phiếu DPG thuộc sở hữu của bên đảm bảo – đơn vị không tiết lộ danh tính. Về ràng buộc, trong mọi trường hợp sau khi bên đảm bảo rút tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo còn lại phải bao gồm số lượng cổ phần DPG tối thiểu là 15 triệu cổ phần.

Tại thời điểm phát hành, giá trị 19 triệu cổ phiếu DPG được định giá là 66.620 đồng/CP, tương ứng 1.265 tỷ đồng. Trước đà suy giảm nhanh chóng như hiện tại, với thị giá giảm còn 22.500 đồng/CP, tài sản đảm bảo trên ước tính giảm còn gần 430 tỷ đồng.

Thông thường, các định chế tài chính chỉ nhận cầm cố cổ phiếu niêm yết với giá cầm cố chiết khấu khoảng 50% so với định giá. Do đó, với việc giá trị tài sản đảm bảo biến động giảm sâu như hiện nay, bên đảm bảo cho DPG sẽ phải cầm có thêm nhiều cổ phiếu hơn, để đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm/giá trị phát hành theo quy định.

Lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng đã phát hành vào cuối tháng 10/2021 của Tập đoàn Đạt Phương.
Lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng đã phát hành vào cuối tháng 10/2021 của Tập đoàn Đạt Phương.

Được biết, trên thị trường cổ phiếu DPG đang giảm mạnh, mất đi 75% giá trị tính từ đầu năm 2022 đến nay. Còn tính theo giá trị cổ phiếu tính làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu (66.620 đồng/cổ phiếu), thì DPG cũng đã giảm đến 72% giá trị. Nếu tạm tính theo thị giá hiện tại, 19 triệu cổ phiếu DPG có giá trị khoảng 350 tỷ đồng - chưa đủ giá trị đảm bảo tối thiểu 200% theo thoả thuận ban đầu.

DPG bị nhắc nhở giao dịch cổ phiếu quỹ không đúng quy định

Trước đó, ngày 21/04/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã có công văn nhắc nhở giao dịch cổ phiếu quỹ không đúng quy định đối với Công ty cổ phần Đạt Phương.

Theo đó, qua theo dõi và kiểm tra HOSE nhận thấy ngày 15/04/2020 Công ty cổ phần Đạt Phương đã đặt lệnh mua với mức giá đặt lệch không đúng quy dịnh nêu trên. Do đó, HOSE nghiêm khắc nhắc nhở Công ty cổ phần Đạt Phương phải tuân thủ các quy định về giao dịch cổ phiếu quỹ.

Đạt Phương đã đăng ký mua lại tối đa 1,5 triệu cổ phiếu, tương đương 3,33% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ trong khoảng thời gian từ 18/03 – 20/04/2020.

fffffffffff
Lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng (mã số DPGH2124001) với tài sản đảm bảo của trái phiếu là 19 triệu cổ phiếu DPG được phát hành ngày 28/10/2021 đáo hạn ngày 28/10/2024. Nhưng mới đây, Tập đoàn Đạt Phương đã công bố mua lại trước hạn 100 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.

Cũng mới đây, thương hiệu Tập đoàn Đạt Phương công bố mua lại trước hạn 100 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo đảm bằng tài sản trong gói 300 tỷ đồng đã phát hành.

Lãi suất trái phiếu 10,5% cho năm đầu tiên. Kể từ năm thứ hai, lãi suất được tính bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm 1 năm của khách hàng cá nhân tại 04 ngân hàng quốc doanh cộng với biên độ 3,5%/năm. Trong mọi trường hợp, lãi suất không thấp hơn 10,5%/năm. Ngày phát hành 28/10/2021 với kỳ hạn 36 tháng, kỳ tính lãi 06 tháng/lần. Thời gian dự kiến mua lại từ ngày 05/12 hoặc một ngày nào khác căn cứ vào tình hình thực tế.

Thương hiệu và Công luận tiếp tục thông tin hoạt động của Đạt Phương khi xây dựng thương hiệu tại mảng thủy điện, bất động sản du lịch... đến bạn đọc 

 Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.