Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thái Nguyên tiên phong trong chuyển đổi số và phát triển được nhiều nhất các ứng dụng số

Chiều 30/12, Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ về chương trình chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Dự Hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT); Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo các sở ban ngành và các huyện, thành, thị trong tỉnh;… đồng thời Hội nghị được kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 đại biểu tại điểm cầu các địa phương.

Điểm cầu chính Tỉnh ủy Thái Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ về chương trình chuyển đổi số của tỉnh giai đoạn 2021-2025
Điểm cầu chính Tỉnh ủy Thái Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ về chương trình chuyển đổi số của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Ngày 31/12/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên ban hành Nghị quyết 01 về Chương trình CĐS tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết gồm 15 chỉ tiêu liên quan đến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện, Với các chỉ tiêu và nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được đề ra, Nghị quyết được xác định là nền móng vững chắc cho mọi hoạt động CĐS trên địa bàn. Đến nay, sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết, tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Sau một năm thực hiện, Chương trình CĐS của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu tích cực. Thái Nguyên hiện xếp hạng 12/63 tỉnh về CĐS trong đó, trụ cột Chính quyền số cao thứ 3/63 tỉnh và mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin mạng thuộc nhóm  địa phương xếp loại A. Thái Nguyên được trung ương đánh giá là địa phương đi nhanh, đi trước trong CĐS. Về tổng quan, toàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu trên cả 3 trục chuyển đổi số.

Về phát triển Chính quyền số, tỉnh đã đáp ứng 100% thủ tục hành chính mức độ 4, 100% các hệ thống thông tin, nền tảng số dùng chung được phát triển và khai thác hiệu quả; hoạt động của Trung tâm dữ liệu tập trung, Trung tâm giám sát An toàn thông tin, Trung tâm điều hành thông minh kịp thời, hiệu quả.

Về xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, tỉnh triển khai các hệ thống thông tin, nền tảng số dùng chung của tỉnh như: Hệ thống Quản lý văn bản đi đến và điều hành được vận hành ổn định, tiết kiệm trên 8 tỷ đồng tiền gửi, nhận văn bản qua đường bưu điện; đầu tư, xây dựng phòng họp trực tuyến tại các phòng họp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và tất cả các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn,… phục vụ các cuộc họp trực tuyến, phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và các sự kiện quan trọng khác trên địa bàn tỉnh; xây dựng và vận hành Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) tại trụ sở UBND tỉnh; hoàn thành cung cấp 100% thủ tục hành chính cấp độ 04 đủ điều kiện trên cổng dịch vụ công tỉnh Thái Nguyên.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Kỷ niệm chương “Vì Sự nghiệp Thông tin và Truyền thông” cho các cá nhân

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Kỷ niệm chương “Vì Sự nghiệp Thông tin và Truyền thông” cho các cá nhân.

Về phát triển xã hội số, tỉnh đẩy mạnh triển khai nền tảng xã hội số, công dân số với mục tiêu thu hẹp khoảng cách số, đưa dịch vụ hành chính công của tỉnh Thái Nguyên tới người dân thông qua thiết bị di động, phân chia theo nhóm đối tượng sử dụng, bắt đầu từ nhóm “Người lao động” trên nền tảng và ứng dụng ThaiNguyenID, với các tính năng nổi bật như: eKYC, thuê nhà, việc làm, định hướng nguồn nhân lực, nộp và theo dõi tiến độ hành chính công, tin tức…; các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá và du lịch cũng từng bước số hoá, xây dựng các nền tảng số, quản lý, điều hành… hoàn toàn bằng công nghệ số.

Về phát triển kinh tế số, công tác triển khai thanh toán trực tuyến, phát triển thương mại điện tử được đẩy mạnh, đặc biệt là các dịch vụ công thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Kinh tế số đã dần hiện hữu trong tất cả các ngành, lĩnh vực như ngành nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh với việc đưa lên sàn thương mại điện tử hơn 1.000 sản phẩm;  xây dựng và đưa vào sử dụng Hệ thống quản lý cây xanh thông minh trên nền bản đồ số “Thái Nguyên SmartTrees”; Ứng dụng công nghệ GIS và ảnh viễn thám để xây dựng các phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh; hệ thống quan trắc môi trường...; ngành giao thông vận tải với hệ thống Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý doanh nghiệp hoạt động vận tải, phương tiện và người điều khiển phương tiện.

 Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùngphát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ấn tượng với những chuyển biến mạnh mẽ của Thái Nguyên về CĐS. Thái Nguyên là địa phương đầu tiên trên cả nước có Nghị quyết chuyên đề về CĐS, có ngày CĐS (31/12 hằng năm), là địa phương đầu tiên đồng hành cùng Bộ Thông tin và Truyền thông trong thực hiện thí điểm CĐS quốc gia,… Điều này khẳng định quyết tâm CĐS, sự mạnh mẽ đi đầu của người đứng đầu, sự quyết tâm của chính quyền địa phương. Từ đó, Thái Nguyên là tỉnh phát triển được nhiều nhất các ứng dụng số, không chỉ trong kinh tế, mà trong xã hội, chính trị, trong các hệ sinh thái môi trường.
Để tiếp tục tạo ra sự đột phá hơn nữa (xếp hạng xã hội số của Thái Nguyên hiện nay đang đứng thứ 37/63 địa phương) về CĐS trong thời gian tới, Thái Nguyên có thể tập trung vào đẩy mạnh phát triển xã hội số. Bộ trưởng lý giải, xã hội số chính là thị trường cho kinh tế số, thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số, người dân có tự tin trên môi trường số, tiêu dùng các sản phẩm số thì mới có kinh tế số… và Thái Nguyên có thể phát triển thành một thị trường số lớn, tất cả công nghệ, nhân lực, các doanh nghiệp số sẽ đến đầu tư vào tỉnh, từ đó xã hội số bứt phá sẽ kéo theo kinh tế số, mỗi người dân sẽ trở thành công dân số.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải ghi nhận sự nỗ lực vào cuộc của các sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân trên địa bàn tỉnh đã phối hợp chặt chẽ, linh hoạt, sáng tạo, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp CĐS. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới toàn tỉnh cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trong tâm để công tác CĐS trong thời gian tới tiếp tục đạt hiệu quả hơn…

Các đại biểu bấm nút đưa mạng 5G của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Viettel chính thức phát sóng tại Thái Nguyên
Các đại biểu bấm nút đưa mạng 5G của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Viettel chính thức phát sóng tại Thái Nguyên.

Dịp này, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Viettel và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã khai trương mạng di động 5G tại Thái Nguyên. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho 5 cá nhân; tặng Bằng khen cho 1 tập thể và 3 cá nhân của tỉnh Thái Nguyên; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên tặng Bằng khen các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết chuyển đổi số.

Hoàng Thiệp

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới tiếp tục giảm, trong nước trái chiều?
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới tiếp tục giảm, trong nước trái chiều?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, giá dầu thế giới trượt dài, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần. Giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng được điều chỉnh nhẹ theo hướng xăng tăng, dầu giảm.

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần, nếu chi phí đầu vào tăng từ 3%
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần, nếu chi phí đầu vào tăng từ 3%

Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân có nội dung, từ ngày 15/5/2024, giá điện được xét thay đổi 3 tháng/lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.

Giá tiêu hôm nay 2/5: Cao nhất 98.500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 2/5: Cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5 trong khoảng 97.500 - 98.500 đồng/kg, ổn định so với giao dịch ngày hôm qua.

Giá vàng hôm nay 2/5: Vàng miếng SJC có thể sụt giảm
Giá vàng hôm nay 2/5: Vàng miếng SJC có thể sụt giảm

Giá vàng hôm nay 2/5/2024 trên thế giới lao dốc do đồng USD tăng mạnh. Trong nước, giá vàng miếng SJC có thể giảm mạnh theo thế giới sau kỳ nghỉ lễ.

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Đi ngang tại ba miền
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Đi ngang tại ba miền

Giá heo hơi hôm nay 2/5 duy trì ổn định, trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

“Chiều mùng bảy tháng năm” trong ký ức cựu chiến binh Điện Biên Phủ
“Chiều mùng bảy tháng năm” trong ký ức cựu chiến binh Điện Biên Phủ

Chiều 7/5, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries - chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Với mỗi cựu chiến binh từng sống tại khoảnh khắc vinh quang này, ký ức về “một chiều hè lịch sử” vẫn vẹn nguyên suốt 70 năm qua.