Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thận trọng khi tăng đàn, tái đàn trong sản xuất chăn nuôi

Giá thức ăn chăn nuôi vẫn đang đà tăng, người chăn nuôi cần thận trọng, tính toán kỹ khi tăng đàn, tái đàn sản xuất để tránh xảy ra tình trạng cung vượt cầu.

Giá thức ăn tăng cao

Nhìn đàn gà hơn 1 vạn con chuẩn bị xuất bán nhưng giá chỉ ở mức 35 nghìn đồng/kg, anh Nguyễn Văn Ngọ - chủ một trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn ở xã Lãng Công (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) không khỏi lo lắng.

Anh Ngọ cho biết, sau hơn 70 ngày nuôi, hơn 1 vạn gà này đã tiêu tốn khoảng hơn 60 tấn cám. Nếu so với thời điểm cuối năm 2020 thì hiện nay, giá mỗi bao cám các loại đã tăng tới 47 nghìn đồng/bao và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi giá gia cầm giảm mạnh khiến trang trại nuôi gà của gia đình anh Nguyễn Thế Anh, xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch) rơi vào tình trạng thua lỗ. Ảnh: Thế Hùng
Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi giá gia cầm giảm mạnh khiến trang trại nuôi gà của gia đình anh Nguyễn Thế Anh, xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch) rơi vào tình trạng thua lỗ. (Ảnh: Thế Hùng).

Giá cám tăng cao, trong khi giá bán ra giảm mạnh, theo nhẩm tính của anh Ngọ, chi phí từ mua con giống đến thức ăn, tiêm thuốc vắc xin, phun thuốc khử trùng chuồng trại, tiền điện, thì đàn gà này anh lỗ gần 200 triệu đồng.

Không chỉ giá gà thịt các loại giảm sâu, giá trứng gia cầm những tuần gần đây cũng giảm mạnh.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Đinh Văn Dũng, xã Hoàng Hoa (huyện Tam Dương) không khỏi buồn rầu. Anh Dũng cho biết, gia đình nuôi gà hơn 10 năm nay nhưng chưa thời điểm nào bấp bênh, lỗ nặng như thời điểm này.

Nếu như những năm trước, có lúc giá trứng xuống, nhưng giá cám cũng không tăng mạnh và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Thế nhưng, do dịch Covid-19, nhiều nhà hàng, quán ăn đóng cửa, nghỉ bán, việc tiêu thụ giảm mạnh. Trong khi đó, trung bình mỗi ngày, đàn gà hơn 4.000 con của gia đình tiêu thụ 16 bao cám và với giá cám tăng cao như hiện nay, chi phí thức ăn cho đàn gà "đội" thêm 320 nghìn đồng/ngày.

Giá trứng chỉ 12 nghìn đồng/chục quả, tính ra mỗi ngày, gia đình anh Dũng "bấm bụng" chịu lỗ 1,2 triệu đồng. Anh Dũng đã tính đến phương án bán bớt, thải loại gà nhưng giá bán lại quá rẻ...

Khảo sát tại các đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cho thấy, hiện nay, giá mỗi bao cám 25 kg dao động ở mức từ 220 - 320 nghìn đồng/bao tùy loại.

Chị Chu Thị Hồng, chủ một đại lý thức ăn chăn nuôi ở xã Chấn Hưng (Vĩnh Tường) cho biết, có thời điểm trong một tuần, công ty cám mà chị phân phối thông báo điều chỉnh tăng giá bán 2 lần, ở mức từ 6 -7,5 nghìn đồng/bao cám. Việc tăng giá bán các loại cám đã khiến không chỉ các hộ chăn nuôi lao đao, mà còn khiến các đại lý kinh doanh gặp khó khăn bởi người dân bỏ nuôi, sức mua trên thị trường giảm mạnh.

Đồng bộ giải pháp giảm chi phí đầu vào

Giá các loại thức ăn chăn nuôi liên tục tăng là do giá nguyên liệu thức ăn tăng cao, trong khi, nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài và do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.

Theo Công văn số 141 ngày 21/1/2021 về tình hình giá và sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi mà Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) gửi tới các tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi đã nêu, thời gian gần đây, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhất là các loại ngũ cốc liên tục tăng cao và dự báo sẽ còn giữ ở mức cao đến quý II/2021, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chăn nuôi trong nước.

Nhằm giảm thiểu tác động bất lợi này, Cục Chăn nuôi đề nghị các tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng tiết kiệm triệt để, hiệu quả nguồn nguyên liệu để hạ giá thành sản xuất; tăng cường các giải pháp tìm kiếm, tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu.

Thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới và trong nước để có giải pháp ứng phó kịp thời; điều chỉnh mức độ và lộ trình thay đổi giá bán phù hợp, không gây xáo trộn sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Ông Trương Công Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Thực hiện theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT và của UBND tỉnh, giúp ngành chăn nuôi của tỉnh duy trì ổn định và phát triển bền vững, Sở NN&PTNT đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng NN&PTNT, các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch động vật.

Tuyên truyền, phổ biến và triển khai có hiệu quả các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2021 (trong đó có hỗ trợ chăn nuôi) đã được HĐND tỉnh ban hành tại các Nghị quyết số 86, số 87 ngày 11/12/2019 và số 20 ngày 14/12/2020.

Đồng thời, hướng dẫn, khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên cập nhật thông tin thị trường; thận trọng, tính toán kỹ khi tăng đàn, tái đàn sản xuất chăn nuôi để tránh xảy ra tình trạng cung vượt cầu. Thực hiện tốt các biện pháp giảm chi phí đầu vào cho chăn nuôi như lựa chọn con giống tốt, thức ăn chăn nuôi đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc gia cầm.

Khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi thường xuyên và định kỳ, kiên quyết không để dịch bệnh xảy ra và lây lan diện rộng; tiết kiệm các chi phí về nhân công, điện, nước... trong sản xuất và áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất chăn nuôi theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã; liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển chăn nuôi các đối tượng vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế sẵn có của vùng, của địa phương tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Lưu Nhung

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Công Thương: Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng góp ý kiến về giá và chi phí?
Bộ Công Thương: Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng góp ý kiến về giá và chi phí?

Đây là thông tin tại Hội nghị làm việc với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đối với Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu do Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương tổ chức vào sáng 17/5.

Cảnh báo những thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em
Cảnh báo những thủ đoạn mới của tội phạm xâm hại trẻ em

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hồ Chí Minh cho hay, nguy cơ xâm hại trẻ em qua mạng xã hội dự báo sẽ tăng do có nhiều vụ việc xảy ra trong thời gian dài, tái diễn nhiều lần với nhiều nạn nhân nhưng rất lâu sau đó mới được phát hiện.

Thu giữ gần 3.500 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm nhập lậu
Thu giữ gần 3.500 sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm nhập lậu

Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh khám phương tiện và tạm giữ 910 đơn vị mỹ phẩm và 2.426 sản phẩm thực phẩm nhập lậu.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ
Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Giao dịch chứng khoán sáng ngày 17/5: Dòng tiền sôi động quay lại với nhóm cổ phiếu chăn nuôi
Giao dịch chứng khoán sáng ngày 17/5: Dòng tiền sôi động quay lại với nhóm cổ phiếu chăn nuôi

Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng nhanh chóng hạ nhiệt sau phiên khởi sắc hôm qua, thì dòng tiền sôi động quay lại với nhóm cổ phiếu chăn nuôi, đã tiếp sức giúp các mã BAF, HAG, DBC bay cao.

Đường mòn Hồ Chí Minh - Trận đồ bát quái trong rừng rậm
Đường mòn Hồ Chí Minh - Trận đồ bát quái trong rừng rậm

Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã từng phải thừa nhận: “Đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành trận đồ bát quái trong rừng rậm”.