Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Đứng trước nhiều khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang phải xoay xở, đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Các công nhân của Công ty Xuất khẩu nông sản Việt, TP. Thanh Hóa trong giờ làm việc
Các công nhân của Công ty Xuất khẩu nông sản Việt, TP. Thanh Hóa trong giờ làm việc.

Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài đã khiến giá cước vận tải biển tăng cao từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh có thị trường xuất khẩu sang các nước như Mỹ, EU đang phải xoay xở, đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Đơn cử như tại Hiệp hội đá Thanh Hóa, hiện hiệp hội có 150 doanh nghiệp tham gia sinh hoạt trong tổ chức hội, mỗi năm sản xuất, cung ứng ra thị trường đem lại giá trị khoảng 50 triệu USD (đối với đá xuất khẩu) và 2.000 tỷ đồng (đối với đá nội địa).

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Hiệp hội đá Thanh Hóa, cho biết: Mặc dù thị trường đá xuất khẩu từ quý I/2024 đến nay đã có nhiều khởi sắc, tăng 54,3% so cùng kỳ, song do ảnh hưởng của giá cước vận tải biển tăng cao nên lợi nhuận gần như bằng không. Dù vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu đá vẫn phải chấp nhận để duy trì đơn hàng, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động. Đồng thời, nỗ lực tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu mới, không phụ thuộc nhiều vào thị trường Châu Âu. Bên cạnh đó, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ đá nội địa ở các tỉnh, thành trong cả nước.

Thanh Hóa có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ở 53 thị trường với các nhóm ngành, lĩnh vực như: giày dép, may mặc, nông sản, vật liệu xây dựng... Mặc dù quý I/2024, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ với giá trị xuất khẩu đạt hơn 1,57 tỷ USD, tăng 60,5% so với cùng kỳ và bằng 26,3% so với kế hoạch năm. Song, do ảnh hưởng cuộc xung đột tại vùng Biển Đỏ kéo dài đã khiến giá cước vận tải biển tăng cao từ 80%, thậm chí lên 300% so với tháng 12/2023 đã khiến các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trên địa bàn cả nước nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Để đối phó với tình trạng này, theo đại diện Phòng Xuất nhập khẩu, Sở Công Thương Thanh Hóa: Các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài chủ động xây dựng phương án đàm phán với đối tác để giãn thời gian giao/nhận hàng, cần tính đến việc mua bảo hiểm để tránh rủi ro khi chậm trễ trong giao/nhận hàng hóa. Bên cạnh đó, nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, không phụ thuộc nhiều vào thị trường Châu Âu...

Mặt khác, Sở Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa và khơi thông thị trường hàng hóa xuất khẩu của tỉnh; tiếp tục tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về các Hiệp định FTA, hỗ trợ các doanh nghiệp làm việc với các đơn vị của Bộ Công Thương, các tham tán thương mại để tìm hiểu thông tin thị trường xuất khẩu.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt
Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt

Theo Cục Thống kê tỉnh Nam Định, sản xuất công nghiệp tháng 4 duy trì ổn định, tăng 6,76% so với tháng trước và tăng 12,39% so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm
Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm

Trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 (từ 15/4 đến 15/5), các cấp, ngành trong tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 204 đoàn, thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về ATTP. Qua đó, phát hiện 142 cơ sở vi phạm; phạt tiền 142 cơ sở với tổng số tiền hơn 455 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng với giá trị 521,56 tỷ đồng.

Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường
Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường

Hơn 60 năm phát triển, Rạng Đông đã tìm ra con đường riêng của mình trong cuộc cách mạng số: Tập trung vào chuyển đổi sản xuất thông minh linh hoạt, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ 4.0 và thay đổi mô hình tổ chức từ “cỗ máy” truyền thống sang “cơ thể sống” linh hoạt và sáng tạo.

Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy
Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định, kết quả phân tích 3 mẫu nước được lấy ở sông Đáy, đoạn chảy qua các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng không phát hiện bất thường, các chỉ số kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép.

Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3 (CSGT), phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra xe ô tô thùng kín biển kiểm soát 14C-37239, phát hiện trên 2.400 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, là hàng nhập lậu.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng vừa gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Công an TP. Hải Phòng.