Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa nằm trong top những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu cả nước

Sau gần 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm được gắn sao và hàng chục sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng lại khi hết hạn 36 tháng công nhận, nằm trong top những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu cả nước.

Sản phẩm gạo nếp Cay Nọi đạt chứng nhận
Sản phẩm gạo nếp Cay Nọi đạt chứng nhận OCOP 3 sao

Chương trình OCOP đã ngày càng đi vào chiều sâu

Có nhiều nét đặc trưng về địa hình, khí hậu nên Thanh Hóa có rất nhiều sản vật, đặc sản mang tính vùng miền độc đáo. Trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thanh Hóa luôn chú trọng bảo đảm chất lượng sản phẩm gắn với lợi thế bản địa, từ đó thúc đẩy kết nối thị trường, tạo sự phát triển bền vững cho từng sản phẩm.

Với mục tiêu phát triển kinh tế vùng nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị cho các sản phẩm thế mạnh, ngay từ khi triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã xác định phải đặc biệt coi trọng yếu tố chất lượng sản phẩm gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế và cả nét văn hóa, phong tục tập quán sản xuất của người dân các địa phương.

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa cho biết: Sau thời gian triển khai, hiện 27/27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều đã có sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã ngày càng đi vào chiều sâu, với sự vào cuộc tích cực của các ngành, địa phương, thành phần kinh tế tư nhân, tập thể, hộ gia đình… Nhận thấy lợi ích chương trình mang lại, nhiều chủ thể sản xuất đã chủ động đăng ký tham gia.

jjj
Thanh Hóa nằm trong top những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu cả nước

Sau quá trình triển khai, toàn tỉnh đã có 479 sản phẩm OCOP, trở thành một trong những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu cả nước. Cùng với đó, mỗi địa phương, chủ thể sản xuất luôn chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành nên nhiều sản phẩm được thị trường đánh giá cao.

Để Chương trình OCOP đạt hiệu quả cao, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia. Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP thì sẽ được hỗ trợ kinh phí là 75 triệu đồng. Đây là số kinh phí để giúp các chủ thể hoàn thiện các công tác như: Nhãn mác, bao bì, tem, video quảng cáo…

Tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn cho khoảng gần 10 nghìn lượt lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, đoàn thể các cấp, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất; hỗ trợ các chủ thể đưa sản phẩm OCOP tham gia các sự kiện tổ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

jjj
Sản phẩm muối mắc khén Mường Đeng của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Ðể phát triển sản phẩm OCOP bền vững, trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chú trọng việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP, thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, thiết kế tem nhãn, bao bì, mã số, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm...

Tăng cường hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát triển, hoàn thiện sản phẩm và chuẩn hóa hồ sơ, tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, các hệ thống bán lẻ và các điểm phân phối. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông, tăng cường kết nối giao lưu tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh... Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP.

nj
Thương hiệu gạo nếp Cay Nọi Mường Xia

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP được tỉnh Thanh Hóa chú trọng triển khai dựa trên cơ sở khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, góp phần nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn... Từ đó, xây dựng sản phẩm OCOP của tỉnh trở thành thương hiệu mạnh trong nước.

Chương trình không chỉ góp phần giúp các nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm phong phú trên thị trường; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới.

hh
 Chương trình OCOP trên cơ sở khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn

Thanh Hóa vươn lên đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm OCOP cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các chủ thể, chính quyền địa phương và sự hỗ trợ tích cực của cơ quan chức năng. 

Với những kết quả đã đạt được, trong năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm OCOP. Để đạt được mục tiêu, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Thanh Hóa đã có văn bản đề nghị các huyện sẽ phải đăng ký số lượng sản phẩm OCOP. Trên cơ sở số liệu từ các huyện báo cáo về, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ có văn bản tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu cho từng huyện.

Thời gian tới, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cấp thôn, xã, huyện và các chủ thể, các hộ dân để triển khai thực hiện sản xuất sản phẩm; tiếp tục đẩy mạnh các hội nghị kết nối cung cầu, các hội chợ; đẩy mạnh các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử, nhằm đưa các sản phẩm OCOP của tỉnh ra các “sân chơi” lớn.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Thành lập Hội Răng hàm mặt tỉnh Đắk Lắk
Thành lập Hội Răng hàm mặt tỉnh Đắk Lắk

Sau một thời gian vận động, Hội Răng hàm mặt tỉnh Đắk Lắk đã chính thức được thành lập. Hội đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ đầu tiên và làm lễ ra mắt Ban chấp hành Hội khoá 2024-2029.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 8/7
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 8/7

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 8/7 của các công ty chứng khoán.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong và ngoài khu, cụm công nghiệp
Tăng cường các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong và ngoài khu, cụm công nghiệp

UBND huyện An Dương vừa có chỉ đạo tại Văn bản 1666/UBND-YT yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn tập thể tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể.

Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cảng biển Hải Phòng
Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cảng biển Hải Phòng

Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cảng biển Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là tên đề tài do PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam làm chủ nhiệm, báo cáo kết quả thực hiện tại Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng.

Bắt nguyên cán bộ ngân hàng 7 năm lẩn trốn
Bắt nguyên cán bộ ngân hàng 7 năm lẩn trốn

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp cùng Công an Cửa khẩu Hàng không quốc tế Nội Bài, Cục quản lý Xuất nhập cảnh bắt giữ Lê Thị Hợi, sinh năm 1967, trú tại tổ 10, khu 3, phường Hồng Gai, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định truy nã đặc biệt về 3 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức.

Bảo đảm quyền phụ nữ trên không gian mạng
Bảo đảm quyền phụ nữ trên không gian mạng

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào quá trình số hoá, không gian mạng trở thành nơi diễn ra nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, mà phụ nữ vừa có vai trò quan trọng và cũng là đối tượng dễ bị xâm phạm quyền trên không gian mạng.