Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu thời gian tới, góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị của Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan và các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp tập trung triển khai tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau.

Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và vận dụng các chủ trương, quan điểm, cơ chế, chính sách hiện có của Đảng, Nhà nước; triệt để khai thác các thị trường mà nước ta là thành viên trong các FTA để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu; đồng thời, từ thực tiễn hoạt động, khẩn trương kiến nghị đề xuất với Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế chính sách phù hợp, khả thi; vừa chú trọng khai thác thị trường truyền thống, vừa quan tâm khai mở thị trường mới, có tiềm năng để xuất khẩu hàng hóa và thúc đẩy sản xuất trong nước.

Thứ hai, tập trung nghiên cứu và tăng cường nắm bắt cơ chế chính sách của các nước nhập khẩu (nhất là những cơ chế, chính sách mới) để có những “phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, người sản xuất, lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, các hiệp hội làm tốt công tác thông tin thị trường, nhất là việc tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng thâm nhập, khai thác các thị trường và điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh) của các doanh nghiệp thành viên, qua đó nâng cao năng lực mọi mặt của các doanh nghiệp.

Thứ ba, chú trọng nghiên cứu luật pháp quốc tế, luật pháp nước sở tại để làm tốt chức năng phòng vệ thương mại trong các vụ việc có tranh chấp (giữa các doanh nghiệp nước ta và các đối tác khác, nhất là doanh nghiệp nước ngoài); đồng thời tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu ứng phó, vượt qua các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thứ tư, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cần mạnh mẽ tái cơ cấu doanh nghiệp trong các khâu quản trị, tổ chức sản xuất, tiết giảm chi phí, đồng thời đẩy mạnh liên kết sản xuất và chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng các thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu bền vững.

Thứ năm, tập trung củng cố các hiệp hội, khắc phục tình trạng “mạnh ai nấy chạy, việc ai nấy làm” để xây dựng, phát triển hiệp hội ngày càng lớn mạnh, cùng nhau phát triển.

“Để làm tốt nhất các nhiệm vụ nêu trên, đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với thương vụ và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài; củng có quan hệ giữa hiệp hội sản xuất và hiệp hội xuất khẩu ở cả trong và ngoài nước; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực (chuyên nghiệp); làm tốt công tác truyền thông…”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị.

Đối với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, để tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực sản xuất, yêu cầu các đơn vị (Cục Công nghiệp, Cục Hóa chất, Cục Công Thương địa phương, Vụ Dầu khí - than và Vụ Kế hoạch - Tài chính) theo chức năng, nhiệm vụ cần khẩn trương làm việc với các ngành, địa phương có trọng điểm về công nghiệp (hoặc có liên quan) để tháo gỡ thực chất khó khăn cho doanh nghiệp; làm tốt chức năng tư vấn, kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI để tăng cường nội địa hóa sản phẩm, tiếp thu công nghệ và quản trị, từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; cần tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa…

Để gỡ khó cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thị trường, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu các đơn vị (Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên và các vụ thị trường trong và ngoài nước, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia - sau đây gọi chung các đơn vị) chú trọng làm tốt công tác thông tin thị trường, nhất là thị trường tiềm năng thông qua việc tổ chức hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng giữa Thương vụ Việt Nam với Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lớn trong nước.

Bên cạnh đó, các đơn vị đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm thúc đẩy các chuỗi cung ứng, liên thông, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời cần tiếp tục theo sát diễn biến của kinh tế thế giới nhất là chính sách và động thái chính sách mới của các nước lớn, các nước có tầm ảnh hưởng…. để tham mưu, tư vấn, phản ứng chính sách phù hợp…

Các đơn vị cần thực hiện:

Chú trọng hướng dẫn, giúp đỡ các hiệp hội và doanh nghiệp khai thác, phát huy các thị trường truyền thống và khai mở thị trường mới, giàu tiềm năng như Bắc Âu, Đông Âu, Tây Á, Nam Á, châu Phi và Mỹ La tinh; khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để ký các FTA với Israel, đẩy nhanh tiến độ đàm phán với UAE để vào thị trường Trung Đông và biến các FTA này thành động lực để khai thác thị trường Châu Mỹ La tinh (bao gồm Brazil, Argentina, Paraguay và Uruguay…);

Làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn về quy tắc xuất xứ và cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các Sở Công Thương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu và các đơn vị được Bộ Công Thương ủy quyền;  hỗ trợ tích cực các hiệp hội, doanh nghiệp trong các vụ tranh chấp thương mại theo đúng luật pháp và thông lệ quốc tế; tăng cường cơ chế cảnh báo sớm về nguy cơ các vụ kiện ở thị trường nước ngoài;

Chú trọng phối hợp, hỗ trợ các địa phương (có vùng trồng, vùng nuôi) hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện tốt đề án “xuất khẩu chính ngạch”, gắn với xây dựng, củng cố thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để củng cố, phát triển thị trường trong nước với 100 triệu người tiêu dùng.

Đối với các bộ, ngành, cơ quan chức năng, Bộ trưởng cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán với các nước để mở cửa thị trường cho sản phẩm nông lâm, thủy sản mà Việt Nam có lợi thế và các nước có nhu cầu; đặc biệt là với thị trường Trung Quốc, mở cửa thị trường xuất khẩu các mặt hàng rau củ, quả của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới…; đồng thời, có chỉ đạo rất cụ thể, sát sao để các địa phương có vùng trồng, vùng nuôi đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm; có chính sách, giải pháp phát triển ổn định nguồn cung về gỗ, nguyên liệu, thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, cây dược liệu … đáp ứng yêu cầu sản xuất, xuất khẩu.

Đối với Ngân hàng Nhà nước: Đề nghị khẩn trương có giải pháp, chính sách hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh (nhất là gói tín dụng theo chuỗi giá trị sản phẩm); ưu tiên tín dụng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu; nghiên cứu để có các chính sách về khoanh, giãn, hoãn và giảm nợ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu để không chỉ cứu đơn hàng mà còn cứu cả thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng với thời hạn, mức vay và lãi suất hợp lý để các doanh nghiệp, người sản xuất duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Đối với Bộ Tài Chính bao gồm Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan: Đề nghị khẩn trương xem xét, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tới hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu Quốc hội, Chính phủ giảm, giãn, hoãn một số loại thuế, tạo thêm nguồn lực cho các doanh nghiệp phát triển; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong các thủ tục thông quan tại các cửa khẩu.

Minh Anh (Th)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm
Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm

Trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 (từ 15/4 đến 15/5), các cấp, ngành trong tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 204 đoàn, thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về ATTP. Qua đó, phát hiện 142 cơ sở vi phạm; phạt tiền 142 cơ sở với tổng số tiền hơn 455 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng với giá trị 521,56 tỷ đồng.

Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường
Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường

Hơn 60 năm phát triển, Rạng Đông đã tìm ra con đường riêng của mình trong cuộc cách mạng số: Tập trung vào chuyển đổi sản xuất thông minh linh hoạt, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ 4.0 và thay đổi mô hình tổ chức từ “cỗ máy” truyền thống sang “cơ thể sống” linh hoạt và sáng tạo.

Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy
Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định, kết quả phân tích 3 mẫu nước được lấy ở sông Đáy, đoạn chảy qua các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng không phát hiện bất thường, các chỉ số kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép.

Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3 (CSGT), phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra xe ô tô thùng kín biển kiểm soát 14C-37239, phát hiện trên 2.400 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, là hàng nhập lậu.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng vừa gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Công an TP. Hải Phòng.

Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị
Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Ngày 15/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023 - 2024; Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.