Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường công nghiệp Việt Nam đang ở thời điểm then chốt

Thị trường công nghiệp và chuỗi cung ứng Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực nhờ vào sự hiện diện mạnh mẽ của các nhà đầu tư tổ chức trong những năm gần đây.

Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam vừa công bố báo cáo mang tên “Từ Tầm nhìn đến Hành động: Đẩy nhanh tiến trình xanh hoá nền công nghiệp Việt Nam”.

Sức hút của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư ngoại

Báo cáo cho thấy, giai đoạn 2010 - 2023 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 10%, cao hơn mức trung bình 7,6% của các nước trong khu vực ASEAN.

Đơn vị này cũng dự báo xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 6,8% hàng năm trong giai đoạn 2024 – 2030, trong khi tiêu thụ nội địa cũng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 6,1% trong cùng thời kỳ.

Các chỉ số trên cho thấy sức hút của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia và doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến các yếu tố bền vững trong hoạt động kinh doanh.

Ảnh minh hoạ
Thị trường công nghiệp và chuỗi cung ứng Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 7/2024, cả nước đã có 431 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích khoảng 132.300ha, tạo ra quỹ đất công nghiệp khoảng 89.900ha; trong đó, 301 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và thu hút được lượng vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thống kê cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trong những năm gần đây chiếm khoảng 35-40% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước; nếu tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, thì vốn FDI trong các khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 70-80% tổng vốn đăng ký cả nước.

Những con số này thể hiện sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh vai trò của xuất khẩu trong phát triển kinh tế, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

JLL cho rằng, thị trường công nghiệp và chuỗi cung ứng Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực nhờ vào sự hiện diện mạnh mẽ của các nhà đầu tư tổ chức trong những năm gần đây. Điều này cũng cho thấy khả năng cải thiện tính ổn định, tiêu chuẩn hóa và minh bạch của thị trường.

Cũng theo JLL, một yếu tố khác giúp thu hút đầu tư vào chuỗi cung ứng và sản xuất công nghiệp là lực lượng lao động có trình độ giáo dục cao của Việt Nam, với 87% dân số trong độ tuổi lao động có bằng cấp, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á.

Đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tìm kiếm những địa điểm có chi phí thấp hơn, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản xuất cao.

Thêm nữa, mức lương trung bình của lao động trong ngành chế biến chế tạo ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 34% so với Trung Quốc, điều này giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả chiến lược "Trung Quốc +1", một chiến lược mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng để phân tán rủi ro sản xuất và chuỗi cung ứng.

Trung tâm dữ liệu là cốt lõi trong chiến lược chuyển đổi xanh

Hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 40.505ha đất công nghiệp trải dài ở cả miền Bắc và miền Nam, tạo nguồn cung đất đáng kể để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và chuỗi cung ứng trong tương lai.

Thị trường nhà xưởng và nhà kho xây sẵn cũng đang có những biến động thú vị. Trong khi thị trường nhà xưởng xây sẵn tiếp tục cho thấy hiệu suất bền vững giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, thị trường nhà kho xây sẵn lại đang ổn định sau một giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Điều này được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất và nhu cầu lưu trữ đến từ các ngành sản xuất, cũng như sự gia tăng tiêu dùng nội địa.

Khi lĩnh vực công nghiệp và chuỗi cung ứng tiếp tục phát triển, Việt Nam cũng đang chứng kiến sự quan tâm ngày càng tăng đối với các tài sản tiềm năng mới như trung tâm dữ liệu và kho lạnh.

Các trung tâm dữ liệu đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược chuyển đổi xanh, khi chúng giúp quản lý năng lượng hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động môi trường. Kho lạnh, một yếu tố quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm và dược phẩm, cũng đang trở thành một điểm sáng trong bối cảnh nhu cầu lưu trữ và vận chuyển các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ tăng cao.

Những xu hướng này không chỉ thúc đẩy sự phát triển bền vững mà còn góp phần vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam như một điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050, như đã tuyên bố tại COP26, Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế Trung hoà Carbon.

Các nhóm hành động chính bao gồm tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và thúc đẩy phương tiện giao thông điện. Riêng ngành công nghiệp đang dẫn đầu việc đạt được các chứng nhận xanh cho tòa nhà, với hơn 70% dự án đạt Chứng chỉ LEED trong năm 2023 thuộc nhóm công trình công nghiệp, theo Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, với một trong những trọng tâm là phát triển khu công nghiệp sinh thái.

Bà Trang Lê, Giám đốc cấp cao Khối Nghiên cứu và Tư vấn tại JLL Việt Nam, nhận định: “Thị trường công nghiệp Việt Nam đang ở thời điểm then chốt khi việc áp dụng các giải pháp bền vững không chỉ là một yêu cầu bắt buộc mà còn là một lợi thế chiến lược. Chúng tôi tin tưởng một cách chắc chắn rằng tất cả các bên liên quan đang hướng tới thúc đẩy sự thay đổi bền vững và nắm bắt cơ hội tại thị trường công nghiệp của Việt Nam cũng sẽ thấy được lợi thế về kinh doanh của các sáng kiến xanh”.

Thuỳ  An

Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.