Thỏa thuận ngầm Florida: Mỹ mở đường cho “con đường tơ lụa” - Hình 1

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đối tác hay đối thủ,hay cả hai?

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: còn phải xem quan hệ Trung - Mỹ

Tháng 2/2107, công ty xếp hạng kinh tế thế giới PwC đã đưa ra dự báo vị trí của các nền kinh tế vào năm 2050. Theo đó, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Ấn Độ xếp thứ hai và Mỹ tụt xuống hàng thứ ba. Một số nước như Pháp, Italia, Brazil sẽ không còn ở top 10. Thay vào đó sẽ là Mexico. Điều đáng chú ý là PwC dự báo Việt Nam sẽ tăng mạnh từ vị trí 32 năm 2016 lên vị trí 20, Philippines từ 28 lên vị trí 19, Ai Cập từ 21 lên 15 và Nigeria từ 22 lên 14. Nước Nga vẫn giữ nguyên vị trí thứ 6.

Thỏa thuận ngầm Florida: Mỹ mở đường cho “con đường tơ lụa” - Hình 2

Bảng xếp hạng 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2050 của PwC

Từ trước đến nay, các dự báo đều có chung một số phận, là chúng không bao giờ trở thành hiện thực. Tuy vậy, trong dự báo này có một điều chắc sẽ không sai, đó là hai vị trí dẫn đầu và mọi vị trí khác đều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai gã khổng lồ này. Trong thời gian những năm 1980 -1990, mối quan hệ này khá tương đồng, nhưng sau đó đã dần trở thành một quan hệ bên này phụ thuộc bên kia, trong trường hợp này là Washington phụ thuộc vào Bắc Kinh. Năm 2016, Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc 116 tỷ USD (trong đó 45 tỷ USD là trong lĩnh vực dịch vụ), đứng thứ ba sau Canada và Mexico. Đồng thời nhập khẩu từ Trung Quốc tới 347 tỷ USD, một kỷ lục mới. Và Bắc Kinh sẽ không chỉ dừng lại ở đó.

Florida và St Peterburg - không phải là ngẫu nhiên

Tại cuộc thượng đỉnh Mỹ - Trung diễn ra trong hai ngày 6-7/4, Chủ tịch Tập Cận Bình không có nhiều phản ứng trước các đề xuất của phía Mỹ, thậm chí cả vụ ông Trump lệnh cho hải quân bắn tên lửa vào căn cứ không quân của Syria cũng không làm cho ông Tập tỏ thái độ quan tâm nhiều. Nhưng ông lại kiên trì đề xuất với tổng thống Mỹ cùng kết nối vào Hành lang kinh tế “Con đường tơ lụa” - sáng kiến địa kinh tế khổng lồ của Trung Quốc thế kỷ 21.

Thỏa thuận ngầm Florida: Mỹ mở đường cho “con đường tơ lụa” - Hình 3

Vị trí kênh đào Panama và bang Florida

Vì thế, việc lựa chọn Florida làm địa điểm diễn ra cuộc gặp cũng có cái lý của nó. Florida nằm giữa vịnh Mexico và Bắc Đại Tây dương. Một chút về phía Nam là biển Caribe, nơi có kênh đào Panama, một cái tên đáng mong ước đối với lợi ích kinh tế của Trung Quốc. Tháng 6/2016, người ta đã hoàn thành công việc cải tạo kênh đào và ngay lập tức, mọi kỷ lục trước đó về khối lượng hàng hóa thông qua đã bị phá vỡ. Chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi âu tàu mới bắt đầu đi vào sử dụng đã có gần 850 con tàu chuẩn Neo -Panamax (với chuẩn này, các con tàu có chiều rộng 49m, dài 366m, mớn nước 15,2 m có thể đi qua, trong khi chuẩn cũ tương ứng là 32,3; 294 và 12,04m).

Chính vì vậy, Trung Quốc từ lâu đã quan tâm đến việc hiện diện tại khu vực kênh đào Panama. Tập đoàn Xây dựng công trình Giao thông Trung Quốc và các công ty con của nó là Công ty xây dựng Cảng Trung Quốc và Công ty Đường sắt Trung Quốc đã sẵn sàng đấu thầu khai thác 1.200 ha đất tại khu vực kênh đào. Cùng tỏ ý quan tâm đến khu đất này còn có Công ty Tàu biển COSCO Trung Quốc, chính công ty này tháng chín năm ngoái đã bỏ ra 315,5 triệu USD để mua cổ phần với  tỷ lệ chi phối (51%) của cảng biển Pirei của Hy Lạp, để biến biển Egei thành một trong những trạm trung chuyển container giữa Trung Quốc và EU. “Chắc chắn là các công ty Trung Quốc  co thể tham gia vào dự án kênh đào Panama không chỉ với tư cách các nhà thầu, mà còn với vai trò các nhà đầu tư. Họ hoàn toàn có thể nộp hồ sơ dự thi và bắt đầu xây dựng” - Hãng Reuters dẫn lời Trưởng khu Hành chính vùng kênh đào.

Tình hình diễn ra xung quanh kênh đào Panama rất đáng chú ý vì sự phát triển của cơ sở hạ tầng này sẽ làm giảm giá trị của Bắc Băng dương dưới góc độ thương mại giữa Trung Quốc và bờ Đông nước Mỹ. Chuyện này liên quan tới hành lang vận tải “ Trung Quốc - Kazakhstan - Murmansk - các cảng bờ Đông nước Mỹ” mà hiện nay cả Moscow và cả Bắc Kinh đều đã chậm tiến độ khá nhiều. Trung Quốc chỉ đứng ở vị trí thứ tư trong số các đối tác của vùng Murmansk, xếp dưới cả Hà Lan, Thụy Sĩ và Bỉ. Trong khi đó, hành lang “Trung Quốc - Kazakhstan - Murmansk” lại hoạt động chủ yếu hương sang châu Âu - qua ngả St Peterburg. Vì thế vụ đánh bom ở St Peterburg xảy ra ba ngày trước cuộc gặp Trump - Tập chính là dấu hiệu để chỉ cho Trung Quốc thấy rằng hợp tác với Nga theo “Con đường tơ lụa” chắc là sẽ thất bại.

Mỹ có dầu, Trung Quốc có tiền

Bây giờ thì “Con đường tơ lụa” trên biển đã là một thực tế, không chỉ về kinh tế mà còn là thực tế chính trị quân sự mà Lầu Năm góc đã không thể chống nổi. Các căn cứ của Trung Quốc đã rải khắp hành tinh, từ Walvis Bay (Namibia), Chongjin (CHDCND Triều Tiên), Moresby (Papua - New Guinea), Sihanoukville (Campuchia), Koh Lanta (Thái Lan), Sittwe (Myanmar), Dhaka (Bangladesh), Gwadar (Pakistan), Hambantota (Sri Lanka), Maldives, Seychelles, Djibouti (Djibouti), Lagos (Nigeria), Mombasa (Kenya), Dar es Salaam (Tanzania) và Luanda (Angola). Nếu như ta kết nối các thành phố đó thành một chuỗi đơn nhất thì có thể thành một bức tranh thú vị, và thiết nghĩ cũng nên thêm một thông báo từ tờ Financial Times của Anh: “Tháng Hai năm 2017 Trung Quốc đã trở thành khách hàng chủ yếu mua dầu thô của Mỹ”.

Hơn nữa, Phó Chủ tịch Unipec (chi nhánh thương mại của Sinopec - Công ty dầu mỏ quốc gia Trung Quốc) Zhong Fulyang kêu gọi Mỹ đóng vai trò nhà cung cấp dầu mỏ chủ chốt trong thập kỷ tiếp theo. “Chúng tôi cho rằng, chính sách của Trump sẽ có lợi cho ngành năng lượng truyền thống, bao gồm cả dầu đá phiến và than. Vì thế, Trung Quốc cảm thấy hoàn toàn lạc quan.” - Financial Times dẫn lời Zhong Fulyang. Tại Viện nghiên cứu năng lượng Đại học Hạ Môn người ta giải thích logich của chính quyền: “Cận Đông là một vùng mạo hiểm. Vì thế Trung Quốc cần phải đa dạng hóa nguồn cung dầu mỏ từ các vùng khác trên thế giới. Hiện Mỹ chỉ chiếm 1% thị phần nhập khẩu mỏ của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang xem xét việc nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Mỹ và đã nhập lô đầu tiên.

Nếu xét từ góc độ quan hệ kinh tế Mỹ - Trung đang trở lên gần gũi, việc Công ty Chevron bán lại các mỏ khí ở Bangladesh cho công ty Trung Quốc Zhenhua Oil sẽ là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên. Chúng ta quan sát và có thể thấy sự thu xếp cả gói các cuộc tranh chấp giữa hai siêu cường được thể hiện trong vụ tàu hải quân Mỹ bắn phá căn cứ không quân Shayrat. Cũng cần nói thêm, đồng thời với cuộc tấn công của Mỹ vào Syria, các phương tiện truyền thông phương Tây có đưa tin của các quan sát viên từ tổ chức Sáng kiến Minh bạch Biển châu Á (chi nhánh của Trung tam nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington) theo đó, ngày 29/3, lần đầu tiên máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển tranh chấp trên biển Đông. Liệu đó có phải ngẫu nhiên?

Hà Khoa - viettimes